Yên Bái thu hút đầu tư trên 70.000 tỷ đồng và 430 triệu USD

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/7/2019 | 4:03:40 PM

Tỉnh Yên Bái đến nay đã có 485 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 71.000 tỷ đồng và 430 triệu USD.

Yên Bái là điểm đến hấp dẫn đầu tư.
Yên Bái là điểm đến hấp dẫn đầu tư.

Tỉnh Yên Bái đến nay đã có 485 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 71.000 tỷ đồng và 430 triệu USD được cấp Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư. Trong số này, gần 80% là các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp; còn lại là các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản và thương mại, dịch vụ...

Một số dự án có vốn đăng ký đầu tư lớn, như: Dự án đầu tư công viên văn hóa, thể thao du lịch và phụ trợ hồ Thác Bà của Công ty cổ phần đầu tư công viên văn hóa, thể thao du lịch và phụ trợ hồ Thác Bà (thành viên tập đoàn Alphanam), tổng vốn đầu tư đăng ký 4.980 tỷ đồng; Dự án Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng phức hợp Quốc tế Vân Hội của Công ty cổ phần phát triển du lịch và nghỉ dưỡng quốc tế Vân Hội (thuộc tập đoàn TH), tổng vốn đầu tư đăng ký 2.700 tỷ đồng; Dự án Khu sản xuất, chế biến lâm sản tập trung của Công ty cổ phần tập đoàn Cường Thịnh Thi, tổng vốn đầu tư đăng ký trên 1.400 tỷ đồng…

Bà Trương Thị Lan, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái cho biết, xác định thu hút đầu tư là động lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển, vì vậy, trong thời gian tới, Yên Bái sẽ tiếp tục chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nhất là các hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình hình thành dự án, cũng như trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn các nhà đầu tư đến đầu tư tại địa phương.

"Thời gian tới, Yên Bái đặt quyết tâm tạo bước đột phá mới trong công tác thu hút đầu tư, với nhiều giải pháp đồng bộ; trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng công tác thẩm định hồ sơ dự án. Đồng thời, rút ngắn tối đa thời gian cho ý kiến của các sở ngành, địa phương liên quan đối với các dự án đầu tư vào tỉnh”, bà Lan nhấn mạnh.

(Theo VOV)

Các tin khác

Những năm đầu tái lập tỉnh, hệ thống hạ tầng thương mại, dịch vụ của Yên Bái chủ yếu là chợ, cửa hàng tự chọn. Đến nay, sau 30 năm, hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển căn bản, đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường và có những bước đi vững chắc, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tái lập tỉnh, Yên Bái xây dựng quê hương trong những khó khăn chồng chất của tỉnh miền núi nghèo nhất cả nước. 30 năm qua với 6 nhiệm kỳ đại hội Đảng, các thế hệ cán bộ, lãnh đạo các cấp cùng sự đoàn kết đồng lòng của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, Yên Bái đã giành được nhiều thành tựu quan trọng.

Xác định mạng lưới giao thông chính là huyết mạch của nền kinh tế, ngay từ khi tái lập tỉnh, bằng những giải pháp đột phá và quyết liệt, Yên Bái đã nỗ lực huy động các nguồn lực đầu tư hệ thống giao thông để đi trước mở đường, tăng tính kết nối và lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, 30 năm qua, Yên Bái đã làm nên những kỳ tích đáng tự hào trong phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông.

Đồng bào Mông huyện Mù Cang Chải bảo tồn và phát huy tốt nét đẹp văn hóa trong thêu, may trang phục truyền thống.

Xuyên suốt chặng đường 76 năm thành lập Đảng bộ tỉnh, 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới và 30 năm tái lập tỉnh, Yên Bái đã tạo lập một nền tảng vững chắc với những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội. Chặng đường ấy, Yên Bái chú trọng thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với xây dựng con người Yên Bái phát triển toàn diện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục