Thế nào là bầu cử dân chủ, đúng pháp luật?

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/4/2021 | 9:15:21 AM

Một cuộc bầu cử được coi là bầu cử dân chủ và đúng pháp luật phải đảm bảo các yếu tố nào?

Theo cuốn Hỏi – đáp về bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 do Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật ấn hành thì một cuộc bầu cử được coi là bầu cử dân chủ và đúng pháp luật phải đảm bảo các yếu tố:

- Việc bầu cử phải tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

- Bảo đảm các quyền bầu cử, ứng cử, vận động bầu cử. Quy định cụ thể những trường hợp bị tước quyền bầu cử, ứng cử; những trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử, ứng cử và những trường hợp không tham gia bầu cử.  

- Quy định rõ quy trình, thủ tục giới thiệu người ứng cử, hiệp thương, bầu cử lại, bầu cử thêm, bầu cử bổ sung để đảm bảo lựa chọn được những người tiêu biểu, xứng đáng làm đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND.

- Bảo đảm quyền của cử tri nơi người ứng cử công tác (hoặc làm việc), cư trú được nhận xét, bày tỏ ý kiến của mình về sự tín nhiệm đối với người ứng cử.

- Quy định rõ tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác bầu cử.

- Việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về bầu cử phải được thực hiện nghiêm túc, nhanh chóng; các vi phạm về bầu cử phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Nguyên tắc bỏ phiếu kín bảo đảm cho cử tri tự do lựa chọn người mình tín nhiệm mà không bị tác động bởi những điều kiện và yếu tố bên ngoài. Theo đó, cử tri bầu ai, không bầu ai đều được bảo đảm bí mật. Cử tri viết phiếu bầu trong khu vực riêng, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử; không ai được biết và can thiệp vào việc viết phiếu bầu của cử tri. Cử tri tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu.

(Theo Kinhtedothi)

Các tin khác
Người dân tỉnh Sơn La thực hiện quyền bầu cử tại cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV (ảnh minh họa).

Thời gian gần đây, xuất hiện một số luận điệu tuyên truyền, “lời vận động” kêu gọi cử tri không tham gia bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Việc phát tán, tuyên truyền các luận điệu này là hành vi vi phạm pháp luật, cần bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Hội nghị hiệp thương lần thứ hai đã thông qua danh sách 205 người được các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.

Sáng 16/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ ba để giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.

Lãnh đạo Ủy ban MTTQ huyện Yên Bình kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị bầu cử tại xã Cảm Nhân.

Cùng với các địa phương trong tỉnh, công tác chuẩn bị cho ngày bầu cử trên địa bàn huyện Yên Bình đang được triển khai tích cực, bảo đảm cho ngày bầu cử Chủ nhật 23/5 sắp tới tiến hành dân chủ, đúng luật, an toàn và đạt kết quả cao.

Quang cảnh Hội nghị

Sáng 15/4, Ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Trấn Yên tổ chức Hội nghị Hiệp thương lần thứ 3 để bàn bạc, lựa chọn và thống nhất lập danh sách 56 người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu HĐND huyện Trấn Yên khóa XXI, nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục