Tất cả trẻ em được đi học - không còn là giấc mơ

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/6/2020 | 10:48:07 AM

YênBái - 463 cơ sở giáo dục trải khắp các xã, thôn bản trong tỉnh với trên 217.000 học sinh. Hàng năm, có gần 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, trên 99% trẻ 5 tuổi được học mẫu giáo… là những con số biết nói minh chứng rõ ràng nhất cho tất cả trẻ em được đi học đã không còn là giấc mơ.

Học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Phong Dụ Thượng đọc sách trong thư viện nhà trường.
Học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Phong Dụ Thượng đọc sách trong thư viện nhà trường.

Sử sách còn ghi, dưới thời Pháp thuộc, thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân, hạn chế việc mở trường lớp. Từ năm 1900 đến năm 1945, vùng Yên Bái mới có hơn 20 trường học với 82 lớp học cho gần 3.000 học sinh các cấp. Trung bình cứ 3 làng hoặc thôn bản diện tích bình quân 30km2 mới có 1 trường sơ học cho 20 học sinh; cứ 35 làng hoặc thôn bản mới có 1 trường tiểu học. 

Ngày 3/9/1945, ngay sau khi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Chính phủ đã họp phiên đầu tiên dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước là "Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. 

Cùng với cả nước, Đảng bộ, chính quyền cách mạng tỉnh Yên Bái lúc bấy giờ tập trung lãnh đạo cứu đói, xóa mù chữ và các tệ nạn xã hội. Các phong trào học tập xóa nạn mù chữ và bình dân học vụ phát triển mạnh mẽ lan rộng khắp nơi trong tỉnh và có những thay đổi rõ nét. 

Ở thời điểm ấy, việc tất cả trẻ em được tới trường, được học tập trong những ngôi trường khang trang, đẹp đẽ là giấc mơ. Nhưng với một niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đồng lòng, từng bước góp sức xây dựng một nền giáo dục hiện đại như ngày nay, thực hiện giấc mơ tất cả trẻ em được tới trường.

Toàn tỉnh hiện có 463 cơ sở giáo dục, trong đó có 443 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên với quy mô 6.664 lớp, 216.841 học sinh. Trong những năm gần đây, thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đã góp phần thu gọn đầu mối, khắc phục dứt điểm tình trạng nhiều cơ sở trường học trên cùng một địa bàn có quy mô quá nhỏ, gây lãng phí về bộ máy biên chế quản lý cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị; bố trí, sắp xếp hợp lý đội ngũ công chức, viên chức để hoàn thành nhiệm vụ được giao. 

Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) được tăng cường; duy trì tỷ lệ học sinh mầm non, phổ thông ra lớp, đảm bảo chuyên cần. Các đề án, chương trình được triển khai góp phần không nhỏ vào công tác giáo dục của tỉnh. Đề án nâng cao chất lượng các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết 23/2015/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; Đề án "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trên địa bàn tỉnh; đổi mới phương pháp dạy, học và kiểm tra đánh giá; Đề án dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2013-2020... đã tạo bước đột phá duy trì tỷ lệ chuyên cần, nâng cao chất lượng giáo dục. 

Đặc biệt, để đảm bảo tất cả trẻ em đều được tiếp cận công bằng với giáo dục, các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT), trường có học sinh bán trú (HSBT) phát triển rộng khắp các địa phương vùng khó của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho con em đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn của tỉnh được học tập. Toàn tỉnh có 9 trường PTDTNT với quy mô 88 lớp, 2.965 học sinh; 53 trường PTDTBT, 55 trường có học sinh bán trú với 24.540 HSBT, trong đó có 23.865 học sinh ở trong trường (đạt 97,2%). 

Có 4.126 học sinh THPT được hỗ trợ theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP, trong đó 285 em được ở bán trú trong trường (đạt 7%). Các trường PTDTBT tiếp tục được quan tâm đầu tư, tăng số lượng tuyển sinh và đã từng bước khẳng định được chất lượng giáo dục; số lượng HSBT hàng năm tăng trên 10%. Các trường học trong tỉnh ngày càng được chuẩn hóa với 225 trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 50,8% số trường. Cơ sở vật chất được đầu tư, 81% phòng học kiên cố, về cơ bản đáp ứng đủ cho học hai ca và đảm bảo được dạy học 2 buổi/ngày ở các cơ sở mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên... 

Mặc dù còn nhiều khó khăn, song sự nghiệp giáo dục luôn được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm với mục tiêu tất cả trẻ em được đến trường. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên. Chỉ tính riêng trong 5 năm, từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2019 - 2020, toàn tỉnh có 2.859 lượt học sinh đoạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa THCS, THPT cấp tỉnh, quốc gia. 

Đặc biệt, Yên Bái đã ghi tên mình vào danh sách những địa phương có học sinh giỏi quốc tế với giải Khuyến khích Olympic Vật lý Châu Á năm 2015 của em Trần Quang Huy và Huy chương Bạc trong kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế năm 2019 của em Nguyễn Đình Hoàng - Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành. Dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, rất nhiều những lứa học sinh được đào tạo, được trưởng thành, góp sức xây dựng Tổ quốc, quê hương ngày càng giàu mạnh.

Thanh Ba

Các tin khác

Chiều 23/4, 200 hội viên phụ nữ xã Thượng Bằng La (Văn Chấn) đã tổ chức màn đồng diễn dân vũ tại đèo Lũng Lô chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-07/5/2024).

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) chiều 23/4, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đi thăm, tặng quà gia đình thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn huyện Trấn Yên.

Một tiết mục trong chương trình 'Sống mãi với Điện Biên'

Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Liên đoàn Xiếc Việt Nam tổ chức chương trình 'Sống mãi với Điện Biên' với sự tham gia của hơn 60 nghệ sĩ.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt 300 đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục