Đổi thay thành phố bên sông

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/6/2020 | 10:55:33 AM

YênBái - Những năm qua, có thể thấy rõ tốc độ xây dựng và phát triển đô thị của thành phố Yên Bái diễn ra khá nhanh với nhiều công trình, dự án trọng điểm, quan trọng, có quy mô lớn, liên kết vùng của tỉnh được triển khai trên địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thay đổi căn bản bộ mặt đô thị, tạo diện mạo mới, động lực phát triển cho thành phố.

Nhiều công trình, dự án giao thông, đô thị được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2016 - 2020.
Nhiều công trình, dự án giao thông, đô thị được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2016 - 2020.

Có thể nói, giai đoạn 2016 - 2020 đã đánh dấu cột mốc phát triển vượt bậc về hệ thống giao thông, đô thị. Theo đó, thành phố đã thực hiện 283 công trình, dự án với tổng mức đầu tư 1.029 tỷ đồng; trong đó, nguồn ngân sách thành phố là 628 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước đạt 19.700 tỷ đồng, gấp 1,89 lần so với giai đoạn 2011 - 2015, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 tăng 12,3%/năm. 

Nhiều công trình, dự án quan trọng, có ý nghĩa được xây dựng và đưa vào sử dụng trên địa bàn như: công trình cầu Bách Lẫm kết nối quốc lộ 37 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; cầu Tuần Quán; đường nối quốc lộ 32C với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; hạ tầng kỹ thuật công viên Đồng Tâm; nâng cấp, cải tạo Khu tưởng niệm Bác Hồ và Di tích lịch sử văn hóa Lễ đài sân vận động… 

Đặc biệt, hệ thống mạng lưới giao thông được hình thành bằng các tuyến đường kết nối quốc lộ 32C và tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai cùng với tuyến đường Âu Cơ, cầu Văn Phú, cầu Tuần Quán, cầu Bách Lẫm, cầu Yên Bái và cầu Cổ Phúc đã và đang được đầu tư, đảm bảo kết nối trung tâm thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên và các huyện, thị khu vực phía Tây của tỉnh với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, mở ra điều kiện và lợi thế thu hút đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, khu trung tâm dịch vụ - thương mại, y tế, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khu hành chính, khu công nghiệp, thúc đẩy kinh tế - xã hội của các địa phương phát triển. 

Bộ mặt đô thị dần hiện hữu nhưng để đạt được mục tiêu "xanh, bản sắc, hạnh phúc” của một đô thị loại II, thành phố cần có những chuyển biến mới tích cực trong quản lý đô thị, bảo vệ môi trường và ý thức của nhân dân. Thời gian qua, thành phố đã ban hành và triển khai quyết liệt các giải pháp thực hiện Nghị quyết 14-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố về tăng cường lãnh đạo công tác quản lý đô thị giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025. 

Công tác quản lý trật tự đô thị được tăng cường, quyết liệt di dời các ki - ốt tại khu vực trung tâm Km5, xây dựng tuyến đường Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên - Nguyễn Thái Học thành tuyến đường điểm "Sáng, xanh, sạch đẹp”. 

Đặc biệt, ý thức thực hiện nếp sống văn minh đô thị trong cộng đồng dân cư được nâng lên rõ rệt, có nhiều chuyển biến mới về kỷ cương đô thị, đường phố khang trang, sạch đẹp, văn minh hơn, tập trung xây dựng thành phố Yên Bái trở thành đô thị loại II theo tinh thần Nghị quyết Đại hội và Nghị quyết số 28-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, mục tiêu đến năm 2020 đạt được 52/59 tiêu chí đô thị loại II. 

Công tác quản lý Nhà nước về môi trường được chú trọng, khắc phục cơ bản các điểm gây ô nhiễm môi trường; tăng cường quản lý môi trường trong xây dựng cơ bản, sản xuất, kinh doanh, khai thác tài nguyên, khoáng sản với 470 dự án, kế hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt thực hiện; cải tạo, đảm bảo vệ sinh môi trường các hồ, suối, tạo cảnh quan, môi trường sinh thái; nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường của nhân dân đã được nâng lên, bộ mặt đô thị thành phố ngày càng khang trang, sạch, đẹp hơn.

Tới đây, thành phố sẽ tiếp tục tập trung huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển đô thị, xây dựng thành phố sớm trở thành đô thị loại II, đảm bảo điều kiện, môi trường sống cho nhân dân. 

Theo đó, thành phố coi trọng công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch đô thị; đẩy mạnh phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại; quan tâm giữ gìn, phát triển không gian, cảnh quan đô thị; tập trung phát triển đô thị thông minh; đồng thời, tăng cường quản lý trật tự đô thị, tạo chuyển biến rõ nét về nhận thức, trách nhiệm của nhân dân trong xây dựng đô thị văn minh gắn với xây dựng hình ảnh con người thành phố Yên Bái văn minh, thân thiện, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập.

Hoài Anh

Các tin khác
Một cảnh trong phim 'Ký ức Điện Biên.'

Bộ phim truyện “Ký ức Điện Biên” hấp dẫn khán giả ở sự đan xen giữa ký ức và hiện tại, sự kết hợp khéo léo giữa hồi tưởng quá khứ và mong ước tương lai.

Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm và tặng quà ông Lý Trung Thuộc ở thôn Phạ 2, là chiến sĩ Điện Biên.

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 25/4, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm và tặng quà gia đình thân nhân liệt sĩ, người tham gia trực tiếp chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn huyện Yên Bình.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 07/5/2024), ngày 25/4, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi thăm, tặng quà gia đình thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ hiện đang sinh sống trên địa bàn thành phố Yên Bái.

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nằm trên trục đường Võ Nguyên Giáp, thuộc phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ. Đây là công trình văn hóa, nơi lưu giữ hàng nghìn tài liệu, hiện vật gắn liền với Chiến thắng Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Những ngày này, Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mở cửa tất cả các ngày trong tuần, thời gian mở cửa là từ 7h sáng đến 17h chiều để phục vụ du khách đến Điện Biên trong Năm du lịch quốc gia và kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục