Yên Bái xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

  • Cập nhật: Thứ sáu, 26/6/2020 | 8:23:24 AM

YênBái - Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã trải qua 18 kỳ đại hội với nhiều đổi mới, bứt phá trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đại hội điểm đảng bộ cấp trên cơ sở nhiệm kỳ 2020 - 2025 của tỉnh tại Đảng bộ huyện Văn Yên đã thành công tốt đẹp.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đại hội điểm đảng bộ cấp trên cơ sở nhiệm kỳ 2020 - 2025 của tỉnh tại Đảng bộ huyện Văn Yên đã thành công tốt đẹp.

Tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là mục tiêu lâu dài, xuyên suốt của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái qua 120 năm xây dựng, trưởng thành, đặc biệt là chặng đường lịch sử 75 năm ra đời, lãnh đạo, giành chính quyền về tay nhân dân của Đảng bộ tỉnh.

Nhờ có Đảng, hôm nay, Yên Bái đã khoác lên mình một màu áo mới: màu xanh hy vọng của một vùng rừng núi điệp trùng với tỷ lệ che phủ đáng nể (trên 63%); màu xanh no ấm của sóng lúa, nương ngô giống mới được gieo cấy thâm canh tăng vụ; màu xanh giữa những bản làng bình yên lẫn trong khói lam chiều thơm mùi nếp mới; màu cờ đỏ búa liềm và hồng kỳ rợp trời trong ngày lễ hội, màu của em thơ tới lớp hây hây má đỏ cùng váy hoa và… gam màu tươi sáng, rực rỡ của những mô hình kinh tế mới với cách làm mới, hướng đi mới mà những chủ thể nông thôn mới khắp các xã, phường, thôn, bản đang tiếp tục tô thắm lên trên nền không gian xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc của quê hương Yên Bái. 

Những ngày đầu thành lập tỉnh (11/4/1900), đặc biệt là sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930), dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tập hợp đoàn kết đi theo cách mạng, tạo khí thế cách mạng quần chúng lan tỏa và dâng cao. Ngày 30/6/1945, tại đình Hiền Lương, Xứ ủy Bắc Kỳ đã quyết định thành lập Ban cán sự Đảng liên tỉnh Yên Bái - Phú Thọ. 

Sự kiện trọng đại này đã mở ra một bước ngoặt mới cho phong trào đấu tranh cách mạng ở Yên Bái. Ngay sau khi được thành lập, Ban Cán sự Đảng đã đề ra 3 chủ trương để tập trung lãnh đạo phong trào cách mạng trong tỉnh, lãnh đạo nhân dân kết hợp với lực lượng vũ trang xây dựng cơ sở cách mạng, tiến hành khởi nghĩa, lần lượt giải phóng các châu trong toàn tỉnh, đưa Yên Bái trở thành một trong những địa phương giành chính quyền về tay nhân dân sớm nhất. 

Bước vào công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Đảng bộ tỉnh đã vận dụng một cách sáng tạo đường lối của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của tỉnh; vừa tranh thủ sự chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ương, vừa phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương, huy động mọi nguồn lực, giành được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Cùng với các đảng bộ tỉnh, thành trong cả nước, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã trải qua 18 kỳ đại hội với nhiều đổi mới, bứt phá trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. Tập thể Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy luôn phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, quyết tâm cao, không ngừng đổi mới, sáng tạo, đề ra nhiều giải pháp tận dụng thời cơ, phát huy lợi thế, vượt qua khó khăn, phấn đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra và đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội. 

Trải qua 75 năm đấu tranh, xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã không ngừng đổi mới, vươn lên đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ trong từng thời kỳ cách mạng. Đặc biệt, 5 năm qua, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” trong nội bộ” đạt được hiệu quả thiết thực với 8.933 việc cần làm ngay được đề ra và thực hiện nghiêm túc. 

Từ năm 2016 đến nay, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện nền nếp việc nhận xét, đánh giá, phân xếp loại và giao nhiệm vụ trọng tâm hàng năm đối với các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thường trực các huyện, thị, thành ủy. 

Qua đó, những vấn đề nổi cộm, vướng mắc, bức xúc được đưa ra giải quyết kịp thời, thỏa đáng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, củng cố vững chắc niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. 

Trung bình mỗi năm, Đảng bộ tỉnh kết nạp trên 1.800 đảng viên mới, số tổ chức cơ sở Đảng được đánh giá, xếp loại chất lượng đạt mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên đạt gần 95%, tỷ lệ đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ hằng năm đạt 89,63%, vượt 9,63% Nghị quyết Đại hội XVIII. 

Nhằm xây dựng Đảng ngày càng trong sạch vững mạnh trên cả 4 mặt: chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành kế hoạch toàn khóa và hằng năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị với nội dung thiết thực, phù hợp, quán triệt sâu rộng trong toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân; triển khai thực hiện nghiêm túc việc cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức xây dựng kế hoạch cá nhân học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chủ đề hàng năm; xác định rõ nội dung trọng tâm, chủ yếu, cụ thể hóa chủ đề học tập, làm theo Bác để tập trung lãnh đạo gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. 

Theo đó, 100% cơ quan, đơn vị xây dựng, tổ chức thực hiện quy định về chuẩn mực đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp trong các cơ quan, đơn vị; 100% cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ký cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống, không có biểu hiện suy thoái "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa”, thực hiện quy định về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 

Thực hiện nghiêm túc các quy định của Trung ương và ban hành chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị. Vai trò nêu gương trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, đổi mới phong cách, lề lối làm việc, ý thức trách nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, chấp hành các quy định của Đảng, Nhà nước trong cán bộ, đảng viên từng bước được nâng lên. 

Cùng với việc lựa chọn được 1.908 tập thể, 2.086 cá nhân đăng ký xây dựng mô hình, điển hình tiên tiến học tập và làm theo Bác, Đảng bộ tỉnh còn tổ chức được nhiều cuộc thi, chương trình hoạt động có ý nghĩa, thiết thực, sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân tìm hiểu, sáng tác về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đặc biệt là dịp kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ thăm Yên Bái và 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tạo thành các đợt thi đua sôi nổi, rộng khắp, tạo khí thế, tinh thần, động lực mới trong cán bộ, đảng viên và nhân dân hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 

Sau gần 35 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Yên Bái đã nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy truyền thống anh hùng, phấn đấu vươn lên đạt được những thành tựu quan trọng và khá toàn diện trên mọi mặt của đời sống xã hội.

Tăng trưởng kinh tế đã có sự chuyển biến tích cực, GRDP bình quân đầu người ước đạt trên 40,3 triệu đồng, gấp 1,5 lần so với năm 2015. Toàn tỉnh có thêm 72 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã nông thôn mới lên 78 xã, chiếm trên 50% số xã của tỉnh, gấp hơn 3 lần mục tiêu Nghị quyết Đại hội. 

Trong đó, có 3 xã nông thôn mới kiểu mẫu, 11 xã nông thôn mới nâng cao; thành phố Yên Bái hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, huyện Trấn Yên trở thành huyện miền núi khu vực Tây Bắc đầu tiên của cả nước đạt chuẩn nông thôn mới.

Hôm nay, cùng với cả nước, Yên Bái đang tiến những bước vững chắc và tự tin trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển. Những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, những hiệu quả thiết thực từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách đúng đắn, hợp lòng dân, có lợi cho dân mà Yên Bái đã đạt được chính là kết tinh trí tuệ, tâm huyết, sức lực, bản lĩnh của cả Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. 

Sự cống hiến to lớn ấy của hàng ngàn cán bộ, đảng viên ưu tú và hàng vạn người con của quê hương Yên Bái đã, đang và sẽ góp phần tô thắm thêm trang sử vẻ vang, hào hùng 120 năm xây dựng và trưởng thành của quê hương, đất nước và 75 năm đoàn kết, dân chủ, đổi mới, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái. Kết quả đó, thành công đó tiếp tục tạo đà cho Yên Bái phấn đấu đi lên trên hành trình xây dựng tỉnh phát triển khá trong vùng trung du và miền núi phía Bắc của Tổ quốc.

Thanh Hương

Tags Yên Bái xây dựng Đảng hệ thống chính trị Ngày thành lập tỉnh Đảng bộ tỉnh Yên Bái

Các tin khác

Chiều 23/4, 200 hội viên phụ nữ xã Thượng Bằng La (Văn Chấn) đã tổ chức màn đồng diễn dân vũ tại đèo Lũng Lô chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-07/5/2024).

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) chiều 23/4, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đi thăm, tặng quà gia đình thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn huyện Trấn Yên.

Một tiết mục trong chương trình 'Sống mãi với Điện Biên'

Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Liên đoàn Xiếc Việt Nam tổ chức chương trình 'Sống mãi với Điện Biên' với sự tham gia của hơn 60 nghệ sĩ.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt 300 đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục