Yên Bái: Một ngày thu lịch sử

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/9/2020 | 8:33:47 AM

YênBái - Hàng năm, mỗi tháng Tám, mỗi độ thu về, người dân đất Việt xốn xang những cung bậc cảm xúc yêu thương xen lẫn niềm tự hào khi nhớ về mùa thu Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Tòa công sứ, nơi Pháp đặt bộ máy cai trị thực dân tại tỉnh Yên Bái. (Ảnh tư liệu)
Tòa công sứ, nơi Pháp đặt bộ máy cai trị thực dân tại tỉnh Yên Bái. (Ảnh tư liệu)

Mùa thu năm ấy, cả dân tộc từ Bắc chí Nam muôn người như một, đem sức ta mà giải phóng cho ta, giành lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công không phải là sự ngẫu nhiên mà là kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài, kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Hòa vào dòng chảy lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, Cách mạng Tháng Tám mùa thu năm 1945 ở Yên Bái thành công tạo ra bước ngoặt lớn, mở đầu thời kỳ phát triển rực rỡ của dân tộc. 

Đây là cuộc cách mạng triệt để, đập tan sự thống trị của thực dân trong 60 năm, kể từ khi thực dân Pháp xâm lược Yên Bái, lật đổ chính quyền phong kiến từ tỉnh đến xã thống trị hàng nghìn năm. Các tầng lớp nhân dân Yên Bái từ thân phận nô lệ, mất nước trở thành người làm chủ quê hương, đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.

Ngược dòng thời gian trở về 75 năm trước đây, trong cao trào cách mạng của quần chúng lên cao, các phủ, huyện của tỉnh Yên Bái lần lượt giành được chính quyền cách mạng. Mở đầu là sự ra mắt Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời châu Văn Chấn (8/7/1945); tiếp đó là châu Lục Yên (10/7/1945); châu Văn Bàn (5/8/1945); phủ Trấn Yên (7/8/1945), phủ Yên Bình (9/8/1945).

Ngày 14/8/1945, Nhật tuyên bố đầu hàng các nước đồng minh. Tin Nhật đầu hàng truyền đi khắp nước đã thổi bùng ngọn lửa cách mạng lên cao chưa từng thấy trong các tầng lớp nhân dân ở tất cả các địa phương. 

Tình thế cách mạng trực tiếp đã chín muồi, ngày 13/8/1945, Ủy ban Quân sự cách mạng tỉnh Yên Bái đề ra kế hoạch giành chính quyền ở tỉnh lỵ với phương án kết hợp đấu tranh vũ trang và đàm phán. 

Đêm 16 rạng ngày 17/8/1945, Ủy ban Quân sự cách mạng lệnh cho 4 trung đội vũ trang vượt sông Hồng tấn công quân Nhật khiến chúng phải co cụm, cố thủ tại đồn Cao. Khi lệnh Tổng khởi nghĩa của Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc truyền tới, Ban Cán sự Đảng tỉnh họp khẩn cấp tại Âu Lâu chủ trương huy động quần chúng vào thị xã đấu tranh chính trị kết hợp với áp lực vũ trang giành chính quyền.

Ngày 18/8/1945, tại dinh tỉnh trưởng, đại diện lực lượng Việt Minh tỉnh Yên Bái đã tiến hành đàm phán với Nhật. Cuộc đàm phán đạt thỏa thuận. Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Yên Bái đã toàn thắng.
Ngày 20/8/1945, lực lượng vũ trang của ta tiếp quản làm chủ thị xã tỉnh lỵ.

Sáng ngày 22/8/1945, Ban Cán sự Đảng tổ chức cuộc mít tinh quần chúng  tại thị xã Yên Bái với hàng ngàn người tham dự. Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh Yên Bái làm lễ ra mắt đông đảo quần chúng nhân dân. Đồng chí Ngô Minh Loan làm Chủ tịch; đồng chí Nguyễn Phúc làm Phó Chủ tịch. 

Hàng năm, mỗi tháng Tám, mỗi độ thu về, người dân đất Việt xốn xang những cung bậc cảm xúc yêu thương xen lẫn niềm tự hào khi nhớ về mùa thu Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Đồng chí Nguyễn Phúc thay mặt Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến, công bố chính sách của Mặt trận Việt Minh, kêu gọi nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết ủng hộ, giúp đỡ chính quyền cách mạng sẵn sàng đập tan mọi âm mưu của đế quốc và các thế lực phản động, vượt qua mọi khó khăn gian khổ quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng, từng bước bảo vệ thành quả cách mạng, từng bước xây dựng cuộc sống mới.

Ngày 22/8/1945 đã trở thành ngày lịch sử vẻ vang của các tầng lớp nhân dân tỉnh Yên Bái; đánh dấu mốc son chói lọi, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Ban Cán sự Đảng, Chi bộ Đảng, các tầng lớp nhân dân đã vùng lên đập tan xiềng gông nô lệ của thực dân Pháp và phát xít Nhật thống trị hơn nửa thế kỷ qua, chấm dứt chế độ phong kiến hàng ngàn năm. 

Tỉnh Yên Bái là một trong những địa phương trong cả nước giành được chính quyền cách mạng về tay nhân dân sớm và ít hao tổn xương máu.

Hà Thị Ngọc Lan (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái)

Các tin khác

“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy" - dù năm tháng có qua đi, nhưng lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn vang vọng mãi trên Quảng trường Ba Đình lịch sử.

75 năm về trước, Thủ đô Hà Nội là ngọn cờ đầu của cuộc Tổng Khởi nghĩa, hưởng ứng lời kêu gọi của Người, đồng loạt biểu tình và giành thắng lợi to lớn.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Kỷ niệm 75 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945-19/8/2020) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945-02/9/2020), sáng ngày 1/9, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lãnh đạo thị xã Nghĩa Lộ trao nhà Đại đoàn kết cho bà Ngyễn Thị Khuyến, thôn 1, xã Nghĩa Lộ, .

Vừa qua, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thị xã Nghĩa Lộ đã tổ chức giải ngân và trao nhà Đại đoàn kết cho 5 gia đình người có công tại xã Nghĩa Lộ theo Đề án hỗ trợ làm nhà ở cho hộ gia đình người có công với cách mạng và hộ nghèo đặc biệt khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2020 từ nguồn vốn xã hội hóa cấp tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục