Tự hào quê hương Nghĩa Lộ

  • Cập nhật: Thứ năm, 6/10/2022 | 7:41:59 AM

YênBái - Chiến thắng Nghĩa Lộ đã mở toang cánh cửa để lực lượng của ta tiến vào Tây Bắc, tạo thế và đà cho Chiến dịch Tây Bắc toàn thắng làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Góp phần làm nên chiến thắng ấy là những người dân hết lòng với cách mạng. Và trong cuộc sống hôm nay, với niềm tự hào về truyền thống lịch sử và tình yêu với mảnh đất này, họ tiếp tục góp sức vào xây dựng quê hương theo những cách riêng của mình.

Học sinh các dân tộc thị xã Nghĩa Lộ tham quan dấu tích lô cốt của Pháp tại Khu Di tích lịch sử Căng và Đồn Nghĩa Lộ.
Học sinh các dân tộc thị xã Nghĩa Lộ tham quan dấu tích lô cốt của Pháp tại Khu Di tích lịch sử Căng và Đồn Nghĩa Lộ.

Đầu năm 1952, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn mới, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở Chiến dịch Tây Bắc với quyết tâm tiêu diệt địch, giải phóng Tây Bắc, củng cố căn cứ địa Việt Bắc, giữ vững đường giao thông quốc tế Lào - Vân Nam (Trung Quốc), tạo điều kiện phát triển cách mạng Lào. 

Ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, xác định Nghĩa Lộ có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực miền núi Tây Bắc, thực dân Pháp đã tăng cường lực lượng chiếm đóng, đẩy mạnh xây dựng bộ máy cai trị tay sai của chúng ở vùng đất này. 

Đến tháng 10/1947, sau khi hoàn thành đánh chiếm lại Nghĩa Lộ (lần 2), thực dân Pháp đã khôi phục ngay hệ thống cai trị của chúng, xây dựng Nghĩa Lộ trở thành phân khu quân sự mạnh nhất trong 4 phân khu của địch án ngữ cửa ngõ phía Đông vùng Tây Bắc. 

Phân khu Nghĩa Lộ gồm 4 tiểu khu là Nghĩa Lộ, Ba Khe, Gia Hội, Than Uyên; Tiểu khu Nghĩa Lộ là nơi đặt sở chỉ huy phân khu của địch có hệ thống đồn bốt dày đặc, sân bay, hầm ngầm kiên cố, với cứ điểm Nghĩa Lộ phố và cứ điểm Pú Chạng (Nghĩa Lộ đồi) bao quát thung lũng Mường Lò với gần 1.000 quân chiếm giữ.

Tại chương trình giao lưu nhân chứng lịch sử nhân Kỷ niệm 60 năm Giải phóng Nghĩa Lộ (18/10/1952 - 18/10/2012) do thị xã Nghĩa Lộ tổ chức, Thiếu tướng Bùi Nam Hà - nguyên là Trung đoàn phó Trung đoàn 88 - Đại đoàn 308 trực tiếp tấn công vào phân khu Nghĩa Lộ kể lại: "Mùa thu năm 1952, quân và dân Nghĩa Lộ đã phối hợp với bộ đội chủ lực tấn công các cứ điểm của thực dân Pháp với tinh thần "trận đầu phải thắng”. 


Học sinh nhiều trường học trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ tìm hiểu về lịch sử cách mạng qua Di tích lịch sử, văn hóa Căng và Đồn Nghĩa Lộ. 

Vượt qua mọi khó khăn gian khổ cùng với việc đánh giá đúng thuận lợi, khó khăn khi tiến công vào phân khu của địch ở Nghĩa Lộ mà Đại đoàn 308 đã có những hướng tiến công bao vây địch bất ngờ và chắc thắng. Chỉ trong vòng 4 ngày tiến đánh phân khu Nghĩa Lộ, ngày 15/10 địch ở Nậm Mười thất thế; ngày 16/10 quân Pháp ở Thượng Bằng La và Ba Khe rút chạy; ngày 17/10 lực lượng ta bắt đầu tấn công đồn Pú Chạng, giành thắng lợi giòn giã và sau đó quân ta tiêu diệt nốt cứ điểm của địch ở Nghĩa Lộ phố, hoàn thành thắng lợi đợt tấn công phân khu Nghĩa Lộ của thực dân Pháp sớm hơn so với kế hoạch nhiều ngày”. 

Góp phần làm nên chiến thắng là những người dân Nghĩa Lộ - Văn Chấn đã nuôi và che giấu cán bộ, bộ đội. Bà Trần Thị Xu ở bản Hẻo - Văn Chấn, (nay là tổ 6, thị trấn Nông trường Liên Sơn, huyện Văn Chấn) là gia đình từng nuôi giấu cán bộ của ta nằm vùng kể rằng: "Mặc dù giặc Pháp đe dọa và lùng sục ráo riết các hộ gia đình để bắt cán bộ nằm vùng nhưng gia đình tôi và nhiều gia đình ở bản Hẻo vẫn bí mật che giấu cán bộ, bộ đội bằng việc ngụy trang, đào hầm, nuôi cán bộ và các đồng chí bộ đội. Có lúc nuôi giấu và chăm sóc an toàn 16 cán bộ và trinh sát của ta bị ốm”.

Nhờ sự đùm bọc, che chở của nhân dân đã tạo nên thế trận lòng dân vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ ta nắm bắt tình hình phục vụ cho cuộc kháng chiến.

Chiến thắng Nghĩa Lộ đã mở toang cánh cửa để lực lượng của ta tiến vào Tây Bắc, tạo thế và đà cho chiến dịch Tây Bắc toàn thắng làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Tự hào với truyền thống cách mạng, trong cuộc sống hòa bình hôm nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Nghĩa Lộ luôn đoàn kết xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Đặc biệt, người dân trên quê hương Nghĩa Lộ, bằng niềm tự hào và tình yêu quê hương trong trái tim mình đã và đang góp sức cho quê hương bằng những hành động, việc làm rất cụ thể, thiết thực.


Một góc thị xã Nghĩa Lộ hôm nay.  



Thu Hạnh 

Tags Nghĩa Lộ Chiến thắng Nghĩa Lộ cách mạng

Các tin khác
Đồn Sơn Bục ở Nghĩa Lộ (Yên Bái) bị quân ta tiêu diệt trong chiến dịch Tây Bắc, năm 1952. (Ảnh tư liệu Bảo tàng Lịch sử quốc gia)

Chiến thắng Tây Bắc năm 1952 có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không những giải phóng một vùng chiến lược, phần lớn đồng bào Tây Bắc thoát khỏi ách thống trị của giặc Pháp mà còn xóa bỏ sự uy hiếp của địch đối với căn cứ địa Việt Bắc từ phía Tây.

Đồn Nghĩa Lộ năm 1952.

Nghĩa Lộ là một địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng thuộc vùng cửa ngõ phía Đông đi vào vùng Tây Bắc của Tổ quốc, một địa danh không những có truyền thống lịch sử và bản sắc văn hóa dân tộc đậm nét mà còn có truyền thống yêu nước và cách mạng.

Bộ đội xung kích đột phá đồn Pú Trạng trong chiến dịch Tây Bắc, năm 1952.

Tây Bắc có vị trí chiến lược đối với vùng Bắc Đông Dương, ở đây quân Pháp có thể uy hiếp căn cứ địa Việt Bắc, khống chế bên sườn, sau lưng và chia cắt giữa Việt Bắc với Liên khu 3, đồng thời che chở cho chúng ở Thượng Lào...

Cố Trung tướng Phạm Hồng Cư (Ảnh: QĐND)

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Tây Bắc và Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Tây Bắc (1952 - 2022) tổ chức tại Yên Bái, Báo Yên Bái trân trọng giới thiệu bài viết của cố Trung tướng Phạm Hồng Cư đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử nhân kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Tây Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục