Tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”

  • Cập nhật: Thứ ba, 13/12/2022 | 9:37:11 AM

Cách đây 50 năm, trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, quân và dân Thủ đô đã anh dũng chiến đấu, đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng đường không của đế quốc Mỹ phá hoại miền Bắc Việt Nam, lập nên chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên phủ trên không” hào hùng, vang dội, buộc Chính phủ Mỹ phải ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, góp phần tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp duyệt phương án đánh máy bay B-52 năm 1972.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp duyệt phương án đánh máy bay B-52 năm 1972.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12-1972/12-2022), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với các đơn vị tổ chức một chuỗi các hoạt động.

* Triển lãm: "Từ mặt đất đến bầu trời”, góp phần làm rõ hơn về  thế trận phòng không mà quân và dân Hà Nội và các tỉnh miền Bắc Việt Nam đã chuẩn bị, chiến đấu đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược với mật danh Linerbaker II của Mỹ. Đặc biệt là vai trò chỉ huy, kết nối thông suốt các mặt trận từ căn hầm Chỉ huy Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu (hầm T1). Triển lãm giới thiệu hơn 100 tài liệu, gồm 2 chủ đề: B-52: Hà Nội không bất ngờ; Từ mặt đất đến bầu trời.

Trong chương trình này, Ban tổ chức giới thiệu câu chuyện của 108 phi công Việt Nam, những nhân chứng đã từng tham gia chiến đấu bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Đặc biệt, trong đó là câu chuyện của những phi công trực tiếp tham gia chiến đấu đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B-52 của đế quốc Mỹ cuối năm 1972.

Trong khuôn khổ triển lãm, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Ban liên lạc Cựu chiến binh Trung đoàn Không quân 923 tổ chức chương trình tọa đàm, giao lưu cùng các nhân chứng lịch sử, những phi công chiến đấu quả cảm, anh dũng của Phi đội bay đêm đánh B-52 Mỹ. Đồng thời ra mắt, giới thiệu cuốn sách: "108 phi công chiến đấu Việt Nam” và  "Hầm chỉ huy tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu trong khu di sản Hoàng thành Thăng Long”.


Bộ đội tên lửa chuẩn bị chiến đấu, năm 1972. 

Những hồi ức được chia sẻ thông qua những câu chuyện chân thực của chính những người trong cuộc, sẽ giúp công chúng và thế hệ trẻ một lần nữa ôn lại truyền thống cách mạng hào hùng của lớp lớp cha anh đi trước, trân trọng ký ức hào hùng của "một thời đạn bom, một thời hòa bình”.

*Cùng với không gian triển lãm được tổ chức tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, một triển lãm có tên gọi "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” cũng được diễn ra tại Bảo tàng Chiến thắng B-52. Đây là kết quả của sự hợp tác, trao đổi thông tin, tư liệu, hiện vật giữa hai đơn vị nhằm giới thiệu, quảng bá rộng rãi hơn những tư liệu, hình ảnh quý giá về chiến thắng quan trọng trong lịch sử quân sự Việt Nam, chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.

Phân đội 7 bộ đội tên lửa, một trong những đơn vị lập công xuất sắc trong các trận chiến đấu bắn hạ nhiều máy bay B-52, năm 1972. 

* Trong sự kiện chào mừng 50 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội lần đầu tiên ứng dụng công nghệ 3D mapping tái hiện lại hoạt cảnh "Hầm T1 trong đêm bão lửa”, diễn giải câu chuyện và không khí làm việc dưới Hầm T1 trong ngày đầu tiên Mỹ đưa B-52 đánh ra Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là thời khắc máy bay B-52 đầu tiên bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội trong đêm mở màn chiến dịch.

Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, hầm chỉ huy tác chiến cùng một lúc thực hiện 3 nhiệm vụ lớn: Chỉ huy bắn rơi nhiều máy bay Mỹ; đảm bảo giao thông chi viện cho miền Nam; tổ chức báo động phòng không nhân dân. Chính tại căn hầm này đã phát ra những hồi còi đầu tiên báo động phòng không trên toàn thành phố Hà Nội khi máy bay Mỹ tiến vào bắn phá Thủ đô. Toàn thể nhân dân được thông báo vào hầm trú ẩn trước 35 phút. Các đơn vị vũ trang sẵn sàng chiến đấu.

Các hoạt động sẽ được diễn ra từ ngày 14-12, tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội.

(Theo QĐND)

Các tin khác
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng lãnh đạo Quân chủng Phòng không - Không quân chuẩn bị phương án đánh B-52 năm 1972. Ảnh tư liệu

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, đúng đắn của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng trong công tác chuẩn bị, thực hành Chiến dịch phòng không Hà Nội - Hải Phòng 1972, quân và dân ta bước vào trận quyết chiến chiến lược với lực lượng không quân hùng mạnh của đế quốc Mỹ trong tâm thể chủ động và tự tin.

Nhà báo Phạm Việt Tùng được Đại tướng Võ Nguyên Giáp mời chụp ảnh chung sau khi bức ảnh máy bay B52 rơi xuống hồ Hữu Tiệp được công bố. (Ảnh tư liệu)

Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng huyền thoại Chiến dịch Hà Nội 12 ngày đêm đánh thắng B52 vẫn sáng ngời trong tâm thức mỗi người con đất Việt.

Chiến thắng Nghĩa Lộ đã góp phần làm tiền đề, cơ sở vững chắc cho quân và dân ta tiếp tục tiến lên giành nhiều thắng lợi to lớn, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chiến thắng có tính quyết định buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc ta. Đây sẽ mãi là mốc son chói lọi của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là niềm tự hào của nhân dân Nghĩa Lộ, nhân dân Yên Bái nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung.

Trải qua 70 năm đấu tranh, xây dựng và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc thị xã Nghĩa Lộ luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, vượt khó, đổi mới tư duy, dám nghĩ, dám làm, tự lực, tự cường, cần cù, sáng tạo với quyết tấm xây dựng thị xã Nghĩa Lộ trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa phía Tây tỉnh Yên Bái để tiếp tục viết nên những trang sử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục