Văn nghệ sĩ “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”

  • Cập nhật: Thứ hai, 8/4/2024 | 7:40:52 AM

Theo Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chương trình hành hương về nguồn “Qua miền Tây Bắc - Về với Điện Biên” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ diễn ra trong 7 ngày (từ ngày 15 - 21/4/2024) với nhiều hoạt động ý nghĩa.

PGS.TS. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam thông tin về chương trình. (Ảnh: BTC cung cấp)
PGS.TS. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam thông tin về chương trình. (Ảnh: BTC cung cấp)

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, binh chủng văn nghệ sĩ đã góp một phần không nhỏ làm nên chiến thắng. Những tác phẩm văn học nghệ thuật (VHNT) về đề tài Điện Biên Phủ từ năm 1954 đến nay là vô cùng lớn, thể hiện sự gắn bó máu thịt của các văn nghệ sĩ với lịch sử đất nước.

Cách đây 10 năm, Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam cũng đã tổ chức chuyến về nguồn giao lưu, gặp gỡ đầy ý nghĩa tại tỉnh Điện Biên. Nối tiếp truyền thống ấy, năm nay, Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam tiếp tục tổ chức hành hương về nguồn "Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”.

Đây là một đợt sinh hoạt chính trị - nghệ thuật cao điểm của giới VHNT cả nước, nhằm phát huy truyền thống anh hùng của quân và dân ta, thể hiện sự sâu sắc gắn bó, đồng hành của VHNT với lịch sử hào hùng của dân tộc. Qua đó, các văn nghệ sĩ hôm nay sẽ được khơi nguồn cảm hứng sáng tạo, tiếp tục có những thành quả sáng tạo mới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp chấn hưng văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong thời đại mới.

Theo PGS.TS. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch LH các Hội VHNT Việt Nam, chương trình cũng góp phần tăng cường công tác giao lưu, trao đổi văn hóa - văn nghệ, chỉ đạo định hướng sáng tác, phát động thi đua sáng tạo các tác phẩm chất lượng cao thuộc các chuyên ngành VHNT, thiết thực thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng, tiến tới Đại hội các Hội VHNT chuyên ngành Trung ương và Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030; là dịp để tôn vinh và tri ân sâu sắc các anh hùng, liệt sĩ đã cống hiến và có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập, thống nhất đất nước; đồng thời giúp thế hệ trẻ được ôn lại lịch sử, tự hào về truyền thống của cha ông...

Chương trình diễn ra trong thời gian 7 ngày (từ ngày 15 - 21/4/2024), dự kiến có khoảng 70 thành viên tham gia. Theo lịch trình, Đoàn sẽ xuất quân tại Hà Nội và đi qua các địa điểm: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên. Trước khi rời Hà Nội, đoàn sẽ vào lăng viếng Bác, qua nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp để thắp hương.

Tại Hòa Bình, đoàn sẽ làm lễ dâng hương, dâng hoa trước tượng đài Bác Hồ tại Nhà máy Thủy điện Hòa Bình; tham quan tại Bảo tàng Mường; gặp mặt với lãnh đạo tỉnh và giao lưu văn hóa, văn nghệ với các văn nghệ sĩ địa phương.

Tại Sơn La, đoàn sẽ tới thăm di tích nhà tù Sơn La, giao lưu với văn nghệ sĩ địa phương.


Các đại biểu tham gia họp báo thông tin về Chương trình. (Ảnh: BTC cung cấp) 

Tại Điện Biên, đoàn sẽ tới thăm khu di tích lịch sử Mường Phăng - đại bản doanh của Bộ Chỉ huy Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ; dâng hương tại Đền thờ liệt sĩ tại chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang A1; tham quan Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hầm Đờ Cát.

Đáng chú ý, vào tối ngày 18/4, đoàn sẽ tham gia chương trình văn nghệ giao lưu với quân và dân Điện Biên tại Sân khấu Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ. Chương trình do Hội VHNT tỉnh Điện Biên, Trung tâm Văn hóa điện ảnh tỉnh Điện Biên và Đoàn Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức.

Điểm nhấn trong hành trình về nguồn "Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên” là hội thảo khoa học: Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật, do Hội đồng Lý luận - Phê bình VHNT Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam chủ trì.

Trong khuôn khổ chuỗi hoạt động hành hương về nguồn, đoàn sẽ tới thăm và tặng quà cho học sinh Trường Tiểu học Him Lam, phát động cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi về đề tài Chiến thắng Điện Biên Phủ.

(Theo ĐCSVN)

Các tin khác

Ngày 7.5.1954 đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới với chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái - những tư liệu trưng bày gồm hình ảnh và hiện vật gốc về bối cảnh lịch sử, chiến thắng và chiến công của quân dân cả nước cũng như những đóng góp to lớn của Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã cho nhân dân và du khách có cái nhìn tổng quan về những năm tháng chiến tranh ác liệt mà đầy quả cảm, làm nên chiến thắng lịch sử này.

Bài học về tầm nhìn chiến lược trong trận Điện Biên Phủ còn nguyên giá trị. Ảnh: Tư liệu

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng kiến những kỳ tích, biến cái không thể thành có thể, biến điều chưa từng có tiền lệ trở thành những trang sử hào hùng. Điện Biên Phủ và chuyển đổi số là những kỳ tích như thế…

Đồng chí Ngô Hạnh Phúc  - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh (thứ tư từ trái sang) cùng lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tham quan mô hình vũ khí thực hành huấn luyện tại Lễ ra quân huấn luyện tỉnh Yên Bái năm 2024.

Cho đến tận ngày hôm nay, tôi vẫn còn nhớ như in những hình ảnh mình đã được chứng kiến từ thuở bé, đó là hình ảnh người ông ngoại Phạm Văn Xiển, thương binh 2/4 ở số nhà 14, đường Nguyễn Khắc Nhu, phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái trở về đời thường làm một người nông dân với rất nhiều công việc.

Tròn bảy thập kỷ đã trôi qua (1954-2024), nhưng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mãi là biểu tượng sáng ngời của dân tộc Việt Nam quật cường, bất khuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục