Huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” - Biểu tượng của tinh thần, quyết chiến quyết thắng

  • Cập nhật: Thứ hai, 8/4/2024 | 7:40:53 AM

Chiếc huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” là một trong số nhiều kỷ vật gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.

Chiếc huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” được coi là phần thưởng để tri ân, cổ vũ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của cán bộ, chiến sĩ.
Chiếc huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” được coi là phần thưởng để tri ân, cổ vũ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của cán bộ, chiến sĩ.

Ra đời giữa chiến dịch và là phần thưởng để tri ân công lao các chiến sĩ Điện Biên, đến nay, chiếc huy hiệu vẫn luôn là biểu tượng của tinh thần quyết chiến quyết thắng, ghi dấu một mốc son trong lịch sử dân tộc.

Xuất hiện trên những di tích lịch sử, những công trình kỷ niệm về chiến thắng Điện Biên Phủ, hình ảnh chiếc huy hiệu "Chiến sĩ Điện Biên Phủ” được coi là phần thưởng để tri ân, cổ vũ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của cán bộ, chiến sĩ.

Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ hoàn toàn thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư tới các chiến sĩ, Bác viết: "Bác và Chính phủ định thưởng cho tất cả các chú huy hiệu "Chiến sĩ Điện Biên Phủ". Các chú tán thành không?".

Nhiệm vụ thiết kế huy hiệu vào thời điểm đó được giao cho 2 họa sĩ là Mai Văn Hiến và Nguyễn Bích - những bậc đại thụ của nền mỹ thuật cách mạng. Có đường kính chỉ khoảng 2 cm, chiếc huy hiệu mang đầy đủ những hình ảnh biểu trưng của Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đó là hình ảnh rừng núi, cánh đồng lúa Mường Thanh, người chiến sĩ Điện Biên, lá cờ in dòng chữ "Quyết chiến, quyết thắng" và hình ảnh pháo cao xạ, vũ khí lần đầu xuất hiện ở Điện Biên.

"Ông cả đời vẽ về Bác Hồ và Điện Biên. Để vẽ một bức tranh, ông phác thảo nhiều, tìm nhiều hình. Để chọn được cái tối ưu nhất thì vẽ huy hiệu "Chiến sĩ Điện Biên Phủ” cũng như vậy, phải nêu bật được tinh thần chiến thắng", nhà phê bình mỹ thuật Mai Thị Ngọc Oanh, con gái cố họa sĩ Mai Văn Hiến, cho biết.

Không chỉ là phần thưởng cao quý cho các chiến sĩ xuất sắc được trở về, sau chiến dịch, chiếc huy hiệu cũng được gửi tặng tới các thương bệnh binh, các gia đình anh hùng liệt sỹ; tri ân, trao truyền cho thế hệ mai sau ký ức về một thời kỳ hào hùng với những người đã không tiếc máu xương, góp phần làm nên một chiến thắng vĩ đại "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

(Theo VTV)

Các tin khác

Ngày 7.5.1954 đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới với chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái - những tư liệu trưng bày gồm hình ảnh và hiện vật gốc về bối cảnh lịch sử, chiến thắng và chiến công của quân dân cả nước cũng như những đóng góp to lớn của Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã cho nhân dân và du khách có cái nhìn tổng quan về những năm tháng chiến tranh ác liệt mà đầy quả cảm, làm nên chiến thắng lịch sử này.

Bài học về tầm nhìn chiến lược trong trận Điện Biên Phủ còn nguyên giá trị. Ảnh: Tư liệu

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng kiến những kỳ tích, biến cái không thể thành có thể, biến điều chưa từng có tiền lệ trở thành những trang sử hào hùng. Điện Biên Phủ và chuyển đổi số là những kỳ tích như thế…

Đồng chí Ngô Hạnh Phúc  - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh (thứ tư từ trái sang) cùng lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tham quan mô hình vũ khí thực hành huấn luyện tại Lễ ra quân huấn luyện tỉnh Yên Bái năm 2024.

Cho đến tận ngày hôm nay, tôi vẫn còn nhớ như in những hình ảnh mình đã được chứng kiến từ thuở bé, đó là hình ảnh người ông ngoại Phạm Văn Xiển, thương binh 2/4 ở số nhà 14, đường Nguyễn Khắc Nhu, phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái trở về đời thường làm một người nông dân với rất nhiều công việc.

Tròn bảy thập kỷ đã trôi qua (1954-2024), nhưng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mãi là biểu tượng sáng ngời của dân tộc Việt Nam quật cường, bất khuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục