70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Siết vòng vây lửa

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/4/2024 | 7:35:40 AM

Đợt tấn công thứ 2, sau đợt tiến công mở màn được coi là có yếu tố quyết định đến thắng lợi của toàn bộ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Cuối giờ chiều 30/3/1954, tiếng pháo Việt Minh dồn dập bắn vào các điểm cao bảo vệ trung tâm chỉ huy De castries (Đờ Cát).
Cuối giờ chiều 30/3/1954, tiếng pháo Việt Minh dồn dập bắn vào các điểm cao bảo vệ trung tâm chỉ huy De castries (Đờ Cát).

70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, nhìn lại 3 đợt tấn công của Việt Minh vào các cứ điểm của quân đội Pháp, mỗi đợt tấn công đều để lại những dấu ấn lịch sử.

Đợt tấn công thứ 2, sau đợt tiến công mở màn được coi là có yếu tố quyết định đến thắng lợi của toàn bộ chiến dịch này. Kéo dài gần 1 tháng, đánh vào một khu vực gồm nhiều trung tâm đề kháng với nhiều tiểu đoàn đóng riêng lẻ, đây là trận công kiên có quy mô lớn nhất từ khi quân đội ta thành lập cho đến thời điểm diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thung lũng Điện Biên Phủ sau 2 tuần kể từ đợt tiến công mở màn, sự im lặng bao trùm toàn mặt trận. Sự tĩnh lặng trước cơn bão lớn. Trong suốt 2 tuần, cuộc chiến ở Điện Biên diễn ra dưới lòng đất.

"Người ta ví cái tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ nó như một củ hành. Việt Minh cứ từng bước một, chủ động bóc đi từng cái mũi của củ hành. Hành càng bóc vào sâu, mọi người càng thấy hăng. Người Pháp cũng vậy, khi Việt Minh đã bóc vào lõi của củ hành rồi thì lúc bấy giờ mắt của người Pháp càng ngày càng đẫm lệ", Đại tá, PGS. TS. Hoàng Xuân Nhiên, Học viện Quốc phòng, chia sẻ.

Địa hình phức tạp, 40/49 cứ điểm của quân Pháp tập trung ở đây khiến đợt tấn công thứ 2 không kết thúc nhanh như mong muốn ban đầu.

Những trận mưa đầu mùa nối tiếp những ngày nắng dữ dội làm chiến trường càng thêm ngột ngạt. Đợt chỉnh huấn quân kịp thời đã khắc phục được tư tưởng dao động nảy sinh ở một vài đơn vị.

Sau đợt kiểm điểm đã mở ra chiến thuật mới, hướng đi mới, chiến tranh dưới lòng đất. Hệ thống đường hào dài hơn 100 km ngày càng siết vào trung tâm chỉ huy quân Pháp.

Đường băng cũ của sân bay Mường Thanh cách đây 70 năm trước, quân đội Pháp đã dùng đường băng này lập cầu tiếp viên hàng không vận chuyển về khí tài, thực phẩm và con người… Sau hơn 3 tháng, bộ đội Việt Nam đã đào hầm xuyên qua dưới lòng sân bay và chiếm hoàn toàn sân bay Mường Thanh, chia cắt sân bay thành 2 nửa hình tam giác và vô vàn đường xương cá.

Việc đánh đúng đòn chí tử vào quân đội Pháp ở sân bay Mường Thanh đã dồn quân đội Pháp đến bước đường cùng, giúp bộ đội ta càng gần hơn đến ngày chiến thắng.

Các chiến hào của Việt Minh giờ chỉ cách sở chỉ huy Pháp 300 m. Quân Pháp bị dồn lại, com cụm trong khu vực chừng 1 km2. Chiến thắng ngày càng gần hơn trên chiến trường đặt tiền đề cho thắng lợi ở hội nghị Geneva sắp bắt đầu.

(Theo VTV)

Các tin khác
Cụ Nguyễn Văn Đích và chiếc ca mang dòng chữ “Kiên quyết làm tròn nhiệm vụ”.

Thấy khách tới chơi, cụ Đích đon đả: "Ngồi uống nước đi để tôi vào lấy Huy hiệu Chiến thắng Điện Biên và cái ca "Kiên quyết làm tròn nhiệm vụ”. Toàn kỷ vật 70 năm đấy!”. Cụ là Nguyễn Văn Đích ở xóm Soi, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái - người cựu chiến binh chống Pháp năm nay đã ngoài 90 tuổi, vẫn nhanh nhẹn, minh mẫn kể về những tháng năm lịch sử hào hùng.

Đồng chí Trần Công Ứng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh thăm và tặng quà cho chiến sỹ Điện Biên Nguyễn Văn Thao.

Sáng 18/4, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), đồng chí Trần Công Ứng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Yên Bái cùng đoàn công tác đến thăm, tặng quà các gia đình liệt sỹ và các chiến sỹ tham gia chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh kiểm tra và chỉ đạo công tác tu bổ, tôn tạo tại Di tích lịch sử quốc gia Đèo Lũng Lô

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 -07/5/2024), ngành văn hóa - thể thao và du lịch Yên Bái đã và đang triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, góp phần khơi dậy lòng tự hào dân tộc, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Lâm Tới - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh!

Tác phẩm Đại tướng chơi piano bên người vợ yêu quý. (Ảnh TTO)

"Tiếng đàn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là tiếng đàn cuộc đời với những nốt thăng, nốt trầm, nốt trắng, nốt đen. Ông là người chơi đàn với cuộc đời giỏi nhất mà tôi từng gặp". Ca khúc "Tiếng đàn” đã được cất lên trên Truyền hình Việt Nam suốt từ ngày 7/10/2013 (tức chỉ sau 3 ngày Đại tướng mất) nhưng đến hôm nay khi được lắng lòng nghe lại ca từ, giai điệu ấy, dù đã 11 năm trôi qua, lòng tôi vẫn mênh mang, tràn đầy cảm xúc về người cầm quân huyền thoại của Chiến dịch Điện Biên lịch sử.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục