Chào mừng lễ khai mạc Năm Du lịch Yên Bái 2017, hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2017 Lào Cai – Tây Bắc

Du lịch cộng đồng - những trải nghiệm thú vị

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/5/2017 | 8:05:01 AM

YênBái - YBĐT - Cùng làm trang phục truyền thống của phụ nữ Thái, cùng dệt những chiếc khăn thổ cẩm và cùng học cách làm những món ăn truyền thống của người dân địa phương hay được được đi chân trần cùng cày với người dân trên những thửa ruộng bậc thang... Đó là những trải nghiệm mà du lịch cộng đồng mang đến cho du khách.

Du lịch cộng đồng (DLCĐ) đem lại nhiều lợi ích thiết thực với du khách cũng như địa phương có tài nguyên du lịch. Người tham gia du lịch tại cộng đồng sẽ được trực tiếp tìm hiểu tư liệu về các bản sắc văn hóa, trải nghiệm các hoạt động của người dân địa phương. Phát triển DLCĐ cũng giúp người dân có cơ hội tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập, giao lưu văn hóa với du khách, quảng bá văn hóa, sản phẩm quê hương mình. Từ những lợi ích thiết thực, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã quan tâm, đầu tư phát triển DLCĐ.

Lần đầu tiên đặt chân đến Yên Bái, vùng đất cửa ngõ của miền Tây Bắc, được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị cùng người dân bản địa, anh Nguyễn Quốc Hùng ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà cảm thấy vô cùng thú vị.

Anh Hùng chia sẻ: “Lần đầu tiên tôi đưa gia đình đi du lịch ở ngoài Bắc. Tôi chọn tour du lịch khám phá cảnh vật và con người Tây Bắc. Điểm đến đầu tiên của tôi trong hành trình là Yên Bái. Đến đây, tôi được tận mắt nhìn thấy những dãy núi trùng điệp, hùng vĩ và tham quan thắng cảnh nổi tiếng của địa phương. Được ngắm những cô gái Thái, những cô gái người Mông trong những bộ trang phục truyền thống sặc sỡ sắc màu, cảm giác thật ấn tượng khi bốn bề bao la là rừng, núi, không khí trong lành, thoáng mát, người dân hiền hoà, mến khách, phục vụ ân cần, vui vẻ. Đặc biệt, các món ăn đậm chất núi rừng Tây Bắc rất tuyệt vời”.

Khác với những lần du lịch ở những nơi nghỉ dưỡng tiện nghi, sang trọng, lần này, chị Vũ Hoài Thu - du khách đến từ Hà Nội đã lựa chọn cho mình một kỳ nghỉ với những người dân tại thôn Chao Hạ 1, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ trong một homestay đậm chất dân tộc Thái. Những ngày cùng ăn, cùng sinh hoạt với người dân địa phương, chị Thu đã có những trải nghiệm mà chị cho là tuyệt vời và không thể nào quên.

Chị Thu cùng trồng rau, cùng làm trang phục truyền thống của phụ nữ Thái, cùng dệt những chiếc khăn thổ cẩm và cùng học cách làm những món ăn truyền thống của người dân địa phương. Kết thúc chuyến du lịch, mặc dù làn da đen sạm, nhưng chị Thu vẫn hào hứng rằng, nhất định lần sau sẽ rủ thêm nhiều bạn bè cùng trải nghiệm những điều thú vị ở đây và ở lại trong thời gian dài hơn.

Anh Felix, du khách đến từ Đức lại tỏ ra thích thú khi được đến những thửa ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải, được đi chân trần cùng cày những thửa ruộng với người dân. Anh được tham gia giao lưu văn hóa múa khèn, được đi sâu tìm hiểu văn hóa của đồng bào Mông và thưởng thức rượu táo mèo đặc sản của địa phương. Kết thúc chuyến đi, Felix mua sắm các sản phẩm thổ cẩm được làm bằng đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Mông để làm quà cho người thân…

Có thể thấy, DLCĐ được hiểu là loại hình du lịch mang lại cho du khách những trải nghiệm về cuộc sống của người dân bản địa. Người dân bản địa được tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch và thu được các lợi ích kinh tế, xã hội từ các hoạt động du lịch, đồng thời chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa địa phương.

Yên Bái là tỉnh có nhiều điều kiện lợi thế như: vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện thiên nhiên ưu đãi, khí hậu quanh năm trong lành, mát mẻ, hệ động thực vật phong phú. Văn hóa độc đáo, giàu bản sắc, có ý thức bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống bản địa.

Phát triển DLCĐ cũng giúp người dân có cơ hội tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập, giao lưu văn hóa với du khách, quảng bá văn hóa, sản phẩm quê hương mình. Từ những lợi ích thiết thực, thời gian qua, các cấp, ngành chức năng trong tỉnh đã quan tâm, đầu tư phát triển DLCĐ.

Từ sự quan tâm ấy đã tạo cho ngành du lịch, nhất là DLCĐ có thêm điều kiện phát triển, ngày càng thu hút đông du khách về với Yên Bái. Nếu như trước đây, du khách đến địa phương chỉ biết đến du lịch văn hóa và dã ngoại thì hiện nay, các cơ sở du lịch trên địa bàn tỉnh đã chủ động liên kết tour, tuyến và cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ kèm theo để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch. Năm 2016, tổng doanh thu du lịch trên địa bàn đạt trên 200 tỷ đồng; thu hút hơn 500.000 lượt khách trong nước và quốc tế.

Với phương châm cùng: “Cùng ăn, cùng ở, cùng làm”, DLCĐ đang là một xu hướng trải nghiệm du lịch mới mẻ và mang lại lợi ích cho cả du khách lẫn dân bản địa. Hình thức du lịch này đang phát triển tại Yên Bái, trở thành sự lựa chọn mới của nhiều du khách.

Thu Hiền

Các tin khác
Vòng đại xòe tại Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh

Đã tròn 1 năm kể từ ngày Nghệ thuật Xòe Thái chính thức được UNESCO đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Người dân thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) luôn tự hào và ý thức để gìn giữ, lưu truyền loại hình nghệ thuật độc đáo này.

Chiều 10/10, tại thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; khai mạc Lễ hội Văn hóa- Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 ngày 24/9/2022 tại thị xã Nghĩa Lộ.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 (Lễ đón nhận và khai mạc Lễ hội) là sự kiện mang tầm cỡ quốc gia, có ý nghĩa và quy mô lớn nhất từ trước đến nay đối với tỉnh Yên Bái và các tỉnh có di sản. Với những nỗ lực cao nhất có thể, Yên Bái đã làm nên một lễ hội thành công về mọi mặt, ghi ấn tượng mạnh trong lòng người dân và du khách.

Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng kế hoạch đưa 6 điệu xòe cổ của dân tộc Thái vào chương trình giảng dạy ngoại khóa cho học sinh; qua đó khơi dậy tình yêu và trách nhiệm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong thế hệ trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng “Trường học hạnh phúc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục