Đắm say tình ca Mông

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/9/2017 | 6:50:41 AM

YBĐT - Nếu ai đó đã một lần lên Tây Bắc và được nghe người Mông hát tình ca trên những đỉnh núi sương phủ trắng rừng thì sẽ nhớ mãi không quên. 

Giai điệu của núi. (Ảnh: Thanh Miền)
Giai điệu của núi. (Ảnh: Thanh Miền)

Chàng trai Sùng A Của ở xã Trạm Tấu,  huyện Trạm Tấu đang học ở huyện về chơi nhà sẵn thạo tiếng phổ thông đã phiên dịch cho chúng tôi một số bài tình ca như: "Cúa dúa pang cầu” (Yêu anh mất rồi), "Cú pư pang nhả cầu” (Trong giấc mơ) hay trong bài "Cú nhả cầu thể” (Nhớ anh) với những lời thề thủy chung son sắt bên con suối trong xanh nằm giữa cánh rừng hay những ngày xuân tràn đầy ánh nắng, chim ca. Tạm dịch như bài "Yêu anh mất rồi” có câu hát: "Làm sao nói, làm sao anh về gặp em/Chiếm cả lòng em, làm xao động lòng em/Càng gần anh không muốn rời”.

Có lẽ, ở đâu trên thế giới này cũng vậy, tình yêu là chuyện muôn đời. Yêu nhưng không hẳn được yêu, cũng không hẳn sẽ nên vợ, nên chồng. Người Mông cũng có bài hát "Chi pâu xi dùa” (Không lấy được nhau) hay bài "Cú nhi nhỉa mùa ca thia” (Tôi không yêu em nữa) lại có giai điệu thầm kín, tiếc thương hoặc chân thật đến nghiệt ngã, nghe rồi thấy lòng bỗng thấy bâng khuâng.  

  Tình ca Mông có đến hàng trăm bài bản với nhiều giai điệu, nhịp điệu và nội dung khác nhau do tộc Mông có nhiều nhánh như: nhánh Mông đỏ, Mông hoa, Mông trắng, Mông xanh. Nhưng đã là tình ca thì tính chất xuyên suốt vẫn là trữ tình. Tính trữ tình không chỉ ở tình yêu trai gái mà có còn đối với đất nước quê hương, đối với em nhỏ ngay từ thuở lọt lòng, đối với cha mẹ già. Ngày nay, đời sống đồng bào Mông không ngừng đổi mới. Đồng bào cũng không ngừng sáng tạo những ca khúc mới, phản ánh sinh hoạt và ngợi ca quê hương, đất nước. Như lời bài hát "Chính phủ về”: "Rừng ban ta nở hoa/ Bao ngày chờ trông Chính phủ về/ Lời ca hoa nở thắm lòng ta mong đợi/ Ơi bạn ơi”.

Có lẽ, nếu bạn đến đây thì cũng phải công nhận một điều như tôi là người Mông là nhà thơ, nhạc sỹ, ca sỹ lạc quan yêu đời nhất. Từ em nhỏ cho đến người già đều thích nhảy múa, hát ca. Người Mông hát không chỉ trong ngày hội mà cả những lúc họ xuống chợ trao đổi hàng hóa, đến ngày mùa gặt hái trên nương, trai gái yêu đương trao đổi với nhau bằng tiếng hát tự tình, bằng khèn lá, tiếng đàn môi hay tiếng sáo, tiếng khèn. Tiếng hát đối với người Mông cũng cần như gạo, như muối trong đời sống hàng ngày.

Nếu bạn may mắn hơn được đến với dân tộc Mông ở Tây Bắc được vui trong lễ hội Gầu tào, được uống rượu ngô, được ngắm các thiếu nữ Mông má đỏ hây hây, đặc biệt là được nghe trai gái hát "Khâu xìa plềnh” (Tình ca) thì mới thấy các bài tình ca đều thể hiện tình yêu trong lao động sản xuất, tình cảm lứa đôi… Và hơn tất cả, đó là sự lắng đọng tinh hoa của đất trời Tây Bắc, làm cho mọi người gần gũi chan hòa với nhau hơn, góp phần xóa nhòa khoảng cách về không gian và thời gian, thêm yêu người, yêu đời.

Nguyễn Nhật Thanh (Đài TT-TH Nghĩa Lộ)

Các tin khác
Vòng đại xòe tại Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh

Đã tròn 1 năm kể từ ngày Nghệ thuật Xòe Thái chính thức được UNESCO đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Người dân thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) luôn tự hào và ý thức để gìn giữ, lưu truyền loại hình nghệ thuật độc đáo này.

Chiều 10/10, tại thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; khai mạc Lễ hội Văn hóa- Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 ngày 24/9/2022 tại thị xã Nghĩa Lộ.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 (Lễ đón nhận và khai mạc Lễ hội) là sự kiện mang tầm cỡ quốc gia, có ý nghĩa và quy mô lớn nhất từ trước đến nay đối với tỉnh Yên Bái và các tỉnh có di sản. Với những nỗ lực cao nhất có thể, Yên Bái đã làm nên một lễ hội thành công về mọi mặt, ghi ấn tượng mạnh trong lòng người dân và du khách.

Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng kế hoạch đưa 6 điệu xòe cổ của dân tộc Thái vào chương trình giảng dạy ngoại khóa cho học sinh; qua đó khơi dậy tình yêu và trách nhiệm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong thế hệ trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng “Trường học hạnh phúc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục