Hướng tới Tuần Văn hóa - Du lịch Mường Lò và Lễ hội khám phá Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2017

Hướng đến du lịch bốn mùa

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/9/2017 | 7:01:23 AM

YBĐT - Yên Bái có nhiều nét văn hóa đặc sắc cùng nguồn tài nguyên du lịch phong phú với các sản phẩm du lịch đặc trưng đang là điểm đến của nhiều du khách. Tuy nhiên, số lượng khách du lịch đến với Yên Bái không rải đều mà chỉ tập trung vào tháng 9 - mùa lúa chín, khi tỉnh tổ chức các tuần văn hóa - du lịch. 

Du khách nước ngoài trải nghiệm văn hóa bản địa khi đến thị xã Nghĩa Lộ.
Du khách nước ngoài trải nghiệm văn hóa bản địa khi đến thị xã Nghĩa Lộ.

Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch của tỉnh vẫn chưa thực sự hấp dẫn và thiếu gắn kết giữa các điểm du lịch, tour, tuyến; du lịch còn mang tính mùa vụ, còn những khoảng trống cần lấp đầy để du khách có thể đến du lịch Yên Bái cả 4 mùa trong năm.

Mường Lò - cái nôi của người Thái với đa dạng nét văn hóa độc đáo trong sinh hoạt cộng đồng là địa điểm hấp dẫn hút khách du lịch trong nhiều năm gần đây. Đến với thị xã Nghĩa Lộ, du khách không chỉ đắm say trong vòng xòe bất tận của người Thái - điệu xòe đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia mà còn được thưởng thức những sản vật nổi tiếng riêng có của vùng đất miền Tây. Rồi nếu muốn tìm hiểu nét văn hóa đặc trưng của người Mông, du khách có thể đến với mảnh đất nổi tiếng với Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải để trải nghiệm du lịch cộng đồng.
 
Cùng với đó, Yên Bái còn có rất nhiều các điểm du lịch hấp dẫn mang đặc trưng riêng của từng địa phương. Vùng du lịch khu vực hồ Thác Bà và dọc sông Chảy với các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa gắn với làng nghề.
 
Vùng du lịch Trấn Yên, Văn Yên với các sản phẩm du lịch là hệ thống di tích, di chỉ khảo cổ, các đình, đền chùa và vùng văn hóa sông Hồng, nổi bật là đền Đông Cuông - nơi lưu giữ, bảo tồn tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Một số điểm du lịch hấp dẫn khác như đỉnh Tà Xùa, Tà Chì Nhù để du khách tham gia vào du lịch mạo hiểm...
 
Năm 2016, toàn tỉnh đón hơn 466.000 lượt khách du lịch, trong đó có trên 20.500 lượt khách quốc tế, doanh thu đạt trên 193,8 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 8/2017, toàn tỉnh đã đón trên 330.000 lượt khách du lịch, trong đó có trên 14.500 lượt khách quốc tế, doanh thu đạt trên 180 tỷ đồng.
 
Tuy nhiên, số lượng khách du lịch đến với Yên Bái không rải đều mà chỉ tập trung vào tháng 9 - mùa lúa chín, khi tỉnh tổ chức các tuần văn hóa - du lịch. Tính thời vụ khiến các cơ sở lưu trú không phát huy hết công suất, nguồn lao động tại các cơ sở du lịch cũng không được sử dụng hết trong năm, mối quan tâm của lao động trong việc nâng cao trình độ, nghiệp vụ trong phát triển du lịch, dịch vụ vì thế còn nhiều hạn chế. Thực tế này cũng đã được tỉnh Yên Bái nhìn nhận và có nhiều cách làm để nỗ lực thu hút khách du lịch đến với Yên Bái trong cả 4 mùa.

Để phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, tỉnh đã dựa trên nhu cầu của thị trường, điều kiện tự nhiên sẵn có, con người và khả năng phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh. Những phân tích về thị trường đã được đưa ra. Khách du lịch quốc tế có thị hiếu tham quan cảnh quan, di tích lịch sử văn hóa, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, ẩm thực, thể thao mạo hiểm, khám phá. Khách nội địa thích khám phá về văn hóa tâm linh, nghỉ dưỡng cuối tuần, tham quan các điểm du lịch... Từ đó, tỉnh đã nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng để thu hút du khách đến với Yên Bái.
 
Bà Lê Thị Thanh Bình - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho biết: "Việc biến tài nguyên tại điểm đến thành các sản phẩm du lịch đặc sắc, tạo điểm khác biệt so với những điểm du lịch khác là hướng đi mà tỉnh đang thực hiện để hút du khách đến với Yên Bái quanh năm. Do đó, tỉnh đã và đang ưu tiên phát triển các loại hình như du lịch cộng đồng gắn với nét riêng của từng vùng để du khách trải nghiệm văn hóa bản địa”.

Việc xây dựng và hoàn thiện những sản phẩm du lịch đặc sắc hấp dẫn du khách như "Khám phá Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải”, "Săn mây trên đỉnh Tà Xùa, Tà Chì Nhù”, "Trải nghiệm dù lượn tại đèo Khau Phạ”, "Trải nghiệm du lịch sinh thái hồ Thác Bà”, "Du ngoạn rừng chè cổ thụ Suối Giàng”... cùng với triển khai nhiều hoạt động hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh Tây Bắc và vùng lân cận sẽ giúp Yên Bái là cái tên được nhiều du khách biết đến trong hành trình du lịch.

Thanh Chi

Các tin khác
Vòng đại xòe tại Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh

Đã tròn 1 năm kể từ ngày Nghệ thuật Xòe Thái chính thức được UNESCO đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Người dân thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) luôn tự hào và ý thức để gìn giữ, lưu truyền loại hình nghệ thuật độc đáo này.

Chiều 10/10, tại thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; khai mạc Lễ hội Văn hóa- Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 ngày 24/9/2022 tại thị xã Nghĩa Lộ.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 (Lễ đón nhận và khai mạc Lễ hội) là sự kiện mang tầm cỡ quốc gia, có ý nghĩa và quy mô lớn nhất từ trước đến nay đối với tỉnh Yên Bái và các tỉnh có di sản. Với những nỗ lực cao nhất có thể, Yên Bái đã làm nên một lễ hội thành công về mọi mặt, ghi ấn tượng mạnh trong lòng người dân và du khách.

Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng kế hoạch đưa 6 điệu xòe cổ của dân tộc Thái vào chương trình giảng dạy ngoại khóa cho học sinh; qua đó khơi dậy tình yêu và trách nhiệm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong thế hệ trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng “Trường học hạnh phúc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục