Chào mừng Tuần Văn hóa - Du lịch Mường Lò và Lễ hội khám phá Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2017

"Bay trên mùa vàng" Mù Cang Chải

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/9/2017 | 1:46:41 PM

YBĐT - Đèo Khau Phạ là một trong "tứ đại đỉnh đèo” ở miền Bắc Việt Nam.  Đến nay vừa tròn 5 năm tổ chức, Festival dù lượn - "Bay trên mùa vàng” tại đèo Khau Phạ trở thành một trong những hoạt động được mong đợi nhất trong Tuần văn hóa- du lịch miền Tây.

Trực tiếp tham gia bay, du khách được tự mình khám phá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ruộng bậc thang Mù Cang Chải khi nhìn từ trên cao.
Trực tiếp tham gia bay, du khách được tự mình khám phá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ruộng bậc thang Mù Cang Chải khi nhìn từ trên cao.

Đèo Khau Phạ là một trong "tứ đại đỉnh đèo” ở miền Bắc Việt Nam. Ngược theo quốc lộ 32, qua xã Tú Lệ, đèo Khau Phạ, hiện ra giữa đại ngàn trùng điệp với những cánh rừng già còn mang đậm nét nguyên sơ và những đặc trưng văn hóa của các đồng bào Mông, Thái.

Đèo Khau Phạ là đèo hiểm trở và dài nhất trên tuyến quốc lộ 32 với độ dài trên 30 km. Nằm ở khu vực giữa huyện Văn Chấn và Mù Cang Chải. Đèo đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như: La Pán Tẩn, Tú Lệ, Chế Cu Nha, Nậm Có…

Ở độ cao trên 1.200 m so với mực nước biển, Khau Phạ, tên gọi của người Thái đen, có nghĩa là sừng trời (chiếc sừng núi nhô lên tận trời). Cùng với đó, điều kiện tự nhiên về địa hình, của gió từ thung lũng thổi ngược và màu sắc của mùa lúa chín vàng đã trở thành điểm hấp dẫn của môn thể thao dù lượn với điểm bay cất cánh cách điểm hạ cánh khoảng 600 m. Vì vậy, điểm nhảy dù này còn được nhiều vận động viên trong nước và quốc tế đánh giá là một trong những điểm nhảy dù lượn đẹp nhất thế giới.
 
Anh Hoàng Mộng Long - Chủ tịch kiêm Huấn luyện viên trưởng Câu lạc bộ (CLB) Dù lượn Vietwings Hà Nội chia sẻ: "Từ năm 2012 đến nay, huyện Mù Cang Chải phối hợp với chúng tôi tổ chức nhảy dù lượn tại đèo Khau Phạ. Khi nhận được kế hoạch tổ chức Festival dù lượn Khau Phạ của tỉnh, CLB nhanh chóng hoàn thành thủ tục cấp phép bay, hiệp đồng với các đơn vị hữu quan xây dựng phương án cứu hộ, cứu thương, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông”.

 CLB Dù lượn Vietwings Hà Nội tham gia các hoạt động dù lượn ở đèo Khau Phạ đến nay tròn 5 năm. CLB đã đóng góp không nhỏ cho cho du lịch, thu hút nhiều du khách đến chiêm ngưỡng cảnh đẹp Mù Cang Chải. Năm 2017, sự kiện Festival dù lượn - "Bay trên mùa vàng” sẽ có hoạt động đặc sắc là lễ hội hóa trang, tạo điểm nhấn độc đáo cho môn thể thao mạo hiểm này.
 
Ngoài ra, còn có sự góp mặt nhiều vận động viên giỏi được đào tạo từ nước ngoài như: Anh, Canada, Singapore… rất chuyên nghiệp. Năm nay, dự kiến trên 100 vận động viên từ các CLB: Vietwings Hà Nội, Sài Gòn, Dù lượn Đà Nẵng, Dù lượn Đông Bắc - Quảng Ninh và một số vận động viên người nước ngoài: Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan… sẽ tham gia”.

Song song với hoạt động dù lượn để thỏa sức đam mê môn thể thao mạo hiểm, khám phá vẻ đẹp của ruộng bậc thang từ trên cao, tại đỉnh đèo Khau Phạ còn diễn ra nhiều hoạt động như: trưng bày khèn Mông do các nghệ nhân trên địa bàn hướng dẫn; trưng bày, giới thiệu sách, tranh, ảnh; các gian hàng bán các sản phẩm địa phương gồm: gạo tẻ, quả sơn tra, rượu, thịt lợn sấy… thu hút đông đảo bà con và du khách thập phương, đặc biệt có sự tham gia của nhiều du khách quốc tế.
 
Bạn Hà Minh Phương đến từ vùng đất võ Bình Định hồ hởi cho biết: "Tôi đã được đi và trải nghiệm rất nhiều địa danh trong nước và nước ngoài nhưng khi đặt chân đến vùng sơn cước Mù Cang Chải cảm xúc thật lạ. Đặc biệt, tôi rất quan tâm đến Festival dù lượn, bởi tôi là người thích những môn thể thao mạo hiểm. Năm nay, đặc sắc hơn là có dù lượn hóa trang. Những ngày tới đây, tôi sẽ được trải nghiệm những điều thú vị của cuộc sống giữa đại ngàn này”. Anh Trần Ngọc Hải ở tỉnh Lào Cai cũng không xa lạ với các lễ hội của tỉnh Yên Bái nhưng điều làm anh thôi thúc đó là một lần được chiêm ngưỡng vẻ đẹp từ không trung. 

Để tổ chức tốt các điều kiện cho việc bay dù lượn, huyện Mù Cang Chải đã đầu tư xây dựng các hạng mục: chòi xem cho khách, điểm tập kết cho vận động viên và những địa điểm dừng đỗ xe… Bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải khẳng định: "Chúng tôi tổ chức các sự kiện bảo đảm đúng quy mô, ấn tượng nhằm tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống và nét độc đáo của thiên nhiên, con người Mù Cang Chải. Mặt khác, tạo điểm nhấn thu hút du khách trong và ngoài nước hưởng ứng các hoạt động du lịch tại Mù Cang Chải nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung. Qua đó, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư cho du lịch, tạo ra những sản phẩm du lịch mới, độc đáo, đáp ứng nhu cầu khách tham quan, khám phá và trải nghiệm”.

P.V

Các tin khác
Vòng đại xòe tại Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh

Đã tròn 1 năm kể từ ngày Nghệ thuật Xòe Thái chính thức được UNESCO đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Người dân thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) luôn tự hào và ý thức để gìn giữ, lưu truyền loại hình nghệ thuật độc đáo này.

Chiều 10/10, tại thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; khai mạc Lễ hội Văn hóa- Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 ngày 24/9/2022 tại thị xã Nghĩa Lộ.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 (Lễ đón nhận và khai mạc Lễ hội) là sự kiện mang tầm cỡ quốc gia, có ý nghĩa và quy mô lớn nhất từ trước đến nay đối với tỉnh Yên Bái và các tỉnh có di sản. Với những nỗ lực cao nhất có thể, Yên Bái đã làm nên một lễ hội thành công về mọi mặt, ghi ấn tượng mạnh trong lòng người dân và du khách.

Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng kế hoạch đưa 6 điệu xòe cổ của dân tộc Thái vào chương trình giảng dạy ngoại khóa cho học sinh; qua đó khơi dậy tình yêu và trách nhiệm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong thế hệ trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng “Trường học hạnh phúc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục