Hướng tới Lễ hội Bưởi Đại Minh và Đua thuyền trên hồ Thác Bà năm 2017, hưởng ứng năm du lịch quốc gia 2017 Lào Cai - Tây Bắc

Phát triển vùng bưởi đặc sản Đại Minh

  • Cập nhật: Thứ hai, 30/10/2017 | 7:01:40 AM

YBĐT - Huyện Yên Bình có giống bưởi Đại Minh ngon nổi tiếng. Từ xa xưa, bưởi này từng được gọi là bưởi tiến vua. Theo thời gian, giống bưởi quý đã dần được nhân rộng. Hiện nay, Yên Bình có hơn 430 ha bưởi Đại Minh, tập trung chủ yếu ở xã Đại Minh khoảng 220 ha, 80 ha tại xã Hán Đà, các địa phương khác có trồng rải rác.

Huyện Yên Bình phấn đấu đến năm 2020 sẽ có 1.000 ha bưởi Đại Minh.
Huyện Yên Bình phấn đấu đến năm 2020 sẽ có 1.000 ha bưởi Đại Minh.

Sự phát triển của vùng bưởi Đại Minh dựa trên các đặc điểm tự nhiên thuận lợi về đất đai, về khí hậu. Ngoài ra, huyện Yên Bình có đường giao thông liên tỉnh Hà Nội - Lào Cai chạy qua, có đường thủy trên hồ Thác Bà rất thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu và trao đổi hàng hóa giữa các địa phương trong và ngoài huyện. Vỏ mỏng, ngọt, thơm, sau thu hoạch có thể để đến tận tháng 3, tháng 4 năm sau nên bưởi Đại Minh được người tiêu dùng ưa chuộng. Nếu ai đã một lần thưởng thức bưởi Đại Minh thì không thể quên hương vị đặc trưng riêng có so với tất cả các loại bưởi khác.

Cây bưởi Đại Minh cũng có những giai đoạn thăng trầm. Thời điểm năm 2002 - 2009, người trồng bưởi phải đối mặt với sự mất mùa do tỷ lệ đậu quả thấp, múi khô, không mọng nước, độ ngọt giảm. Năng suất, chất lượng bưởi giảm trong một thời gian liên tục đã khiến các hộ trồng bưởi không quan tâm đầu tư chăm sóc. Trước khó khăn này, huyện Yên Bình đã tập trung tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp khắc phục.
 
Các đề tài khoa học nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Rau quả, của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã nghiên cứu về nguyên nhân suy giảm giống bưởi Đại Minh, hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất và chất lượng bưởi Đại Minh, khai thác và phát triển nguồn gen bưởi Đại Minh. Kết quả nghiên cứu bước đầu xác định yếu tố làm suy giảm năng suất, chất lượng, nhất là áp dụng công nghệ thụ phấn chéo đã cơ bản khắc phục tình trạng mất mùa cho vùng bưởi.

Quá trình áp dụng công nghệ thụ phấn chéo cho cây bưởi đã giúp hồi sinh vùng bưởi Đại Minh. Năng suất bình quân của bưởi Đại Minh hiện nay đạt từ 18 - 20 tấn/ha so với năng suất bưởi bình quân của toàn huyện đạt 10,5 tấn/ha, thu nhập bình quân đạt 500 triệu đồng/ha/năm, cho hiệu quả cao gấp 1,5 - 2 lần so với một số loại cây ăn quả khác.
 
Trong Chương trình hành động phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2016, huyện Yên Bình đã triển khai thực hiện Đề án phát triển và nâng cao năng suất, chất lượng vùng bưởi Đại Minh. Năm 2015 - 2016, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện thực hiện hai dự án khoa học cấp tỉnh về tạo lập và quản lý nhãn hiệu chứng nhận "Bưởi Đại Minh”, về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh để nâng cao năng suất bưởi Đại Minh và kết hợp với nuôi ong lấy mật theo hướng sản xuất bền vững.

Cùng với việc khuyến khích mở rộng diện tích trồng bưởi thành vùng, huyện Yên Bình chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân trong việc áp dụng quy trình sản xuất chuẩn đối với cây bưởi. Người trồng bưởi tiếp tục được chuyển giao khoa học kỹ thuật từ khâu trồng, chăm sóc, thụ phấn đến lựa chọn cây giống chất lượng cao, sạch bệnh để nhân ra diện rộng. Với sự quyết tâm và nỗ lực, tháng 12 năm 2016, huyện Yên Bình đã được Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "Bưởi Đại Minh”.
 
Hợp tác xã Đặc sản Bưởi Đại Minh và 11 hộ trồng bưởi cũng đã được trao giấy quyền sử dụng nhãn hiệu. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 của huyện Yên Bình sẽ có 2.200 ha cây ăn quả, trong đó diện tích bưởi Đại Minh là 1.000 ha và có nguồn giống cung cấp cho các địa phương, các hộ dân thực hiện Đề án phát triển cây ăn quả có múi.

Nguyễn Thơm

Các tin khác
Vòng đại xòe tại Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh

Đã tròn 1 năm kể từ ngày Nghệ thuật Xòe Thái chính thức được UNESCO đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Người dân thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) luôn tự hào và ý thức để gìn giữ, lưu truyền loại hình nghệ thuật độc đáo này.

Chiều 10/10, tại thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; khai mạc Lễ hội Văn hóa- Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 ngày 24/9/2022 tại thị xã Nghĩa Lộ.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 (Lễ đón nhận và khai mạc Lễ hội) là sự kiện mang tầm cỡ quốc gia, có ý nghĩa và quy mô lớn nhất từ trước đến nay đối với tỉnh Yên Bái và các tỉnh có di sản. Với những nỗ lực cao nhất có thể, Yên Bái đã làm nên một lễ hội thành công về mọi mặt, ghi ấn tượng mạnh trong lòng người dân và du khách.

Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng kế hoạch đưa 6 điệu xòe cổ của dân tộc Thái vào chương trình giảng dạy ngoại khóa cho học sinh; qua đó khơi dậy tình yêu và trách nhiệm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong thế hệ trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng “Trường học hạnh phúc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục