Hương cốm núi rừng

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/9/2019 | 8:11:27 AM

YênBái - Huyện Văn Chấn là địa phương cửa ngõ phía Tây của tỉnh nổi tiếng với những món ăn dân dã đặc trưng, trong đó phải kể đến đặc sản cốm Tú Lệ. Với người Thái Nghĩa Lộ, đó là bánh chưng đen.

Cốm Tú Lệ, huyện Văn Chấn thơm dẻo được nhiều thực khách xa gần ưa chuộng.
Cốm Tú Lệ, huyện Văn Chấn thơm dẻo được nhiều thực khách xa gần ưa chuộng.

Phía Tây của tỉnh Yên Bái có 4 huyện, thị xã là Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải và thị xã Nghĩa Lộ. Ở mỗi địa phương đều có nhiều thắng cảnh, người dân hiền hòa mến khách và nhất là văn hóa ẩm thực phong phú, đặc sắc mà chỉ nơi đây mới có.

Huyện Văn Chấn là địa phương cửa ngõ phía Tây của tỉnh nổi tiếng với những món ăn dân dã đặc trưng, trong đó phải kể đến đặc sản cốm Tú Lệ. Để làm ra những hạt cốm còn giữ nguyên được hương vị đậm đà, thơm dịu đầy sức quyến rũ đặc trưng của vùng cao, khi làm cốm, bà con người dân tộc Thái nơi đây đã phải rất công phu.  

Khi lúa khum ngọn, còn nguyên sữa thì cũng là lúc gặt đem về làm cốm. Lúa để làm cốm không được vò hay đập mà phải tuốt, sàng bỏ rơm và những hạt thóc lép, đem đãi qua nước rồi cho vào chảo rang. Bếp lò để rang cốm thường phải đắp xỉ than nhưng không đốt than mà dùng củi. 

Chảo rang cốm thường bằng gang đúc, có như vậy từng hạt cốm khi rang xong sẽ không bị cháy mà mềm dẻo, thơm ngon. Cốm được rang trong lửa nhỏ, đảo liên tục sao cho nóng đều. Rang xong, phải đợi cho nguội rồi cho từng mẻ vào cối giã. Yêu cầu phải giã đều và vừa tay khi thấy có trấu thì xúc ra xảy bỏ rồi lại giã tiếp, thường thì khoảng 10 lần giã là hoàn tất. 

Cốm Tú Lệ có màu xanh, hạt cốm dẻo thơm có thể ăn luôn, có thể nấu cháo hay đi cùng với các nguyên liệu khác làm các món chả… được nhiều thực khách ưa chuộng.

Cách huyện Văn Chấn chừng trên 10 km là thị xã Nghĩa Lộ, mảnh đất của "gạo trắng, nước trong” với hình ảnh những cô gái Thái duyên dáng trong chiếc áo cỏm, khăn piêu, bên cạnh văn hóa truyền thống độc đáo, riêng có thì sinh hoạt ẩm thực của đồng bào cũng vô cùng tinh tế, đậm đà hương sắc núi rừng. Một trong những món ăn ngon mang đặc trưng riêng của người Thái Nghĩa Lộ đó là bánh chưng đen. 

Theo những người Thái để có chiếc bánh chưng đen vừa ngon, vừa đẹp mắt thì phải trải qua nhiều công đoạn như làm nhân bánh, chọn gạo, trộn gạo với bột than cây núc nác tạo màu đen và vị thơm cho bánh, chọn lá dong… 

Sự tinh tuý trong chiếc bánh chưng đen thể hiện ở sự kết hợp giữa hương vị thơm ngon của gạo nếp, của cây núc nác và của nhân bánh có trộn hoa vừng đen. Với vị thơm ngon đặc biệt, bánh chưng đen đã trở thành đặc sản của thị xã miền Tây. 

Bên cạnh đó, Nghĩa lộ còn nổi tiếng với nhiều đặc sản khác trong đó có món thịt trâu sấy gác bếp của người Thái đen. Đây cũng là món ăn khoái khẩu với nhiều người, nhất là nhâm nhi cùng bạn hữu trong ngày đông lạnh.

Với huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải, nơi có đông đồng bào người Mông sinh sống, lại có những món dân dã mang sức hấp dẫn riêng, trong đó có món măng ớt. Để làm ra món ăn có vị chua, cay thơm nồng, đem lại cảm giác ngon miệng trong bữa ăn, măng ngâm ớt là giống tre gai rừng. 

Măng sau khi lấy về được bóc vỏ, cắt bỏ phần già còn phần ống và ngọn được sơ chế làm sạch và ngâm vào hỗn hợp muối, tỏi, ớt xay nhuyễn. Các nguyên liệu sau khi hòa quyện vào nhau sẽ tạo nên một hương vị hấp dẫn. Hay đó còn là món bánh dày đặc trưng của người Mông, được chế biến công phu, khéo léo từ gạo nếp nương thơm dẻo; là đặc sản gà đen bổ dưỡng luôn khiến các thực khách phải săn lùng... 

Văn hóa ẩm thực nơi mảnh đất phía Tây của tỉnh còn vô cùng đa dạng, phong phú và đầy sức hấp dẫn có thể kể đến như: xôi ngũ sắc, nộm lá ban, nộm rau dớn, rêu suối, trứng kiến, cá nướng, thịt trâu nướng hạt xẻn, cơm lam, rượu thóc... 

Đó cũng là những ẩn số hấp dẫn mang hương vị đặc trưng của núi rừng chờ đợi du khách khám phá, thưởng thức khi đến với miền đất này nhất là trong dịp Lễ hội Văn hóa - du lịch Mường Lò và Khám phá Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2019 này. 

Thu Hiền   

Tags Tú Lệ cốm ẩm thực gạo trắng nước trong cơm lam rượu thóc

Các tin khác
Vòng đại xòe tại Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh

Đã tròn 1 năm kể từ ngày Nghệ thuật Xòe Thái chính thức được UNESCO đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Người dân thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) luôn tự hào và ý thức để gìn giữ, lưu truyền loại hình nghệ thuật độc đáo này.

Chiều 10/10, tại thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; khai mạc Lễ hội Văn hóa- Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 ngày 24/9/2022 tại thị xã Nghĩa Lộ.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 (Lễ đón nhận và khai mạc Lễ hội) là sự kiện mang tầm cỡ quốc gia, có ý nghĩa và quy mô lớn nhất từ trước đến nay đối với tỉnh Yên Bái và các tỉnh có di sản. Với những nỗ lực cao nhất có thể, Yên Bái đã làm nên một lễ hội thành công về mọi mặt, ghi ấn tượng mạnh trong lòng người dân và du khách.

Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng kế hoạch đưa 6 điệu xòe cổ của dân tộc Thái vào chương trình giảng dạy ngoại khóa cho học sinh; qua đó khơi dậy tình yêu và trách nhiệm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong thế hệ trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng “Trường học hạnh phúc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục