Triển vọng cho bưởi Đại Minh

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/10/2019 | 5:04:32 PM

YênBái - Ở xã Đại Minh, huyện Yên Bình (Yên Bái) có một giống bưởi ngọt có lịch sử gần 500 năm. Với sự vào cuộc của chính quyền địa phương giống bưởi quý này đã được phục hồi đem lại một triển vọng mới cho địa phương.

Nhiều vườn bưởi ở xã Đại Minh hàng năm cho thu nhập trên 500 triệu đồng
Nhiều vườn bưởi ở xã Đại Minh hàng năm cho thu nhập trên 500 triệu đồng

Theo nhiều người cao tuổi ở xã Đại Minh, loại bưởi ngọt có mặt đầu tiên ở thôn Khả Lĩnh, xã Đại Minh vào thời kỳ nhà Mạc. Khoảng năm 1592, khi vua Lê Trung Hưng kéo quân từ phía Nam ra đánh nhà Mạc, nhà Mạc đã thua trận và bỏ chạy về hướng Bắc. Trong lúc rút quân nhà Mạc có giao việc vận chuyển lương thảo tiếp tế cho một vị quan đốc lương.

Khi vị quan đốc lượng vận chuyển lương thực đến thôn Khả Lĩnh thì nghe tin thành Nhà Bầu (thành Nhà Bầu nằm ở khu vực lòng hồ Thác Bà ngày nay) bị thất thủ. Vị quan này không tiếp tục hành quân mà ra lệnh cho các thuộc hạ của mình ở lại mảnh đất Khả Lĩnh khai hoang, lập ấp sống cuộc sống mới. Trong quá trình vận chuyển lương thực tiếp tế cho nhà Mạc, đã có người đem theo hạt bưởi để trồng và đó chính là loại bưởi ngọt ở Khả Lĩnh ngày nay.

Trải qua hơn 500 năm có mặt ở đất Khả Lĩnh, giống bưởi này có hiện tượng thoái hóa, năng suất không nhiều như trước. Để khắc phục điều này, từ những năm 2010, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Bình xuống hướng dẫn người dân cách thụ phấn nhân tạo cho cây bưởi ngọt.
Theo đó, cán bộ khuyến nông hướng dẫn người dân trồng xen kẽ một vài cây bưởi Diễn, khi ra hoa, người dân sẽ lấy nhụy hoa của bưởi Diễn chấm vào hoa của bưởi Khả Lĩnh. Làm như vậy, tỷ lệ đậu quả của bưởi Khả Lĩnh sẽ rất cao, trong khi độ ngọt, thơm của bưởi Khả Lĩnh thì vẫn không thay đổi.

Đầu tiên nhiều hộ dân không tin vào phương pháp này, nên đã thử nghiệm bằng cách khi hai cây bưởi cạnh nhau ra hoa, thì chỉ thụ phấn cho một cây, cây còn lại để nó tự thụ phấn. Kết quả là cây bưởi thụ phấn nhân tạo đậu quả cao gấp ba lần cây thụ phấn tự nhiên. Từ đó đến nay, các hộ dân trong làng Khả Lĩnh đều dùng phương pháp thụ phấn này nhằm tăng năng suất của bưởi.

Ông Trần Quang Khải, Trưởng thôn Khả Lĩnh cho biết, sau nhiều nỗ lực, tháng 12/2016, Cục Sở hữu trí tuệ-Bộ Khoa học và Công Nghệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với tên gọi "Bưởi Đại Minh”. Đây được xem là bước tiến mới cho giống bưởi cổ, chinh phục thị trường và tạo điều kiện để giống bưởi Đại Minh phát triển, mở rộng nguồn tiêu thụ sản phẩm.

Huyện cũng mở các lớp tập huấn hướng dẫn người dân trồng và chăm sóc bưởi Đại Minh, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm bưởi Đại Minh.

Nhờ đó, năng suất bưởi Đại Minh hiện đạt 18-20 tấn/ha, thu nhập bình quân đạt 500 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, 3 năm trở lại đây, bưởi Đại Minh liên tiếp được mùa, được giá, trở thành cây chủ lực kinh tế và làm giàu người dân.

Hiện bưởi Đại Minh trồng tập trung ở thôn Khả Lĩnh với 66 hộ trồng bưởi. Nhà nhiều có hơn 100 gốc bưởi, nhà ít cũng có 20-30 gốc bưởi. Theo Trưởng thôn Nguyễn Trọng Thảo, bưởi phải có tuổi đời từ 10- 15 năm mới thu hoạch được. Khi bưởi to bằng nắm tay, các thương lái đã đến vườn hỏi mua.

Đây là riêng ở thôn Khả Lĩnh, còn hiện nay, giống bưởi được nhân rộng ra toàn xã Đại Minh. Thời gian tới, huyện Yên Bình sẽ tiếp tục mở rộng vùng bưởi Đại Minh, với mục tiêu năm 2020 sẽ có 1.000ha bưởi Đại Minh, doanh thu ước đạt 100 tỷ/năm.

(Theo Báo Dân Tộc)

Các tin khác
Vòng đại xòe tại Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh

Đã tròn 1 năm kể từ ngày Nghệ thuật Xòe Thái chính thức được UNESCO đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Người dân thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) luôn tự hào và ý thức để gìn giữ, lưu truyền loại hình nghệ thuật độc đáo này.

Chiều 10/10, tại thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; khai mạc Lễ hội Văn hóa- Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 ngày 24/9/2022 tại thị xã Nghĩa Lộ.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 (Lễ đón nhận và khai mạc Lễ hội) là sự kiện mang tầm cỡ quốc gia, có ý nghĩa và quy mô lớn nhất từ trước đến nay đối với tỉnh Yên Bái và các tỉnh có di sản. Với những nỗ lực cao nhất có thể, Yên Bái đã làm nên một lễ hội thành công về mọi mặt, ghi ấn tượng mạnh trong lòng người dân và du khách.

Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng kế hoạch đưa 6 điệu xòe cổ của dân tộc Thái vào chương trình giảng dạy ngoại khóa cho học sinh; qua đó khơi dậy tình yêu và trách nhiệm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong thế hệ trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng “Trường học hạnh phúc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục