YênBái - Thung lũng Tú Lệ, huyện Văn Chấn được vây quanh bởi ba ngọn núi: Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song. Từ lâu, nơi đây đã nổi tiếng với một loại nếp dẻo thơm ngon nhất vùng Tây Bắc - nếp Tan "Khẩu tan chạu". Nếp ngon cộng với bàn tay khéo léo của người dân bản địa đã tạo nên hương vị đặc biệt của cốm Tú Lệ mà không nơi nào có được.
|
|
Cốm Tú Lệ không chỉ là tinh hoa của đất trời mà còn có cả tình yêu, hồn đất, hồn người Thái Tú Lệ gửi gắm vào trong đó. Cốm ở đây đặc biệt đến thế có lẽ bởi họ làm cốm với cả một tấm lòng và cực kỳ tỉ mỉ.
Để hạt cốm còn giữ nguyên được hương vị đậm đà phải là khi lúa nếp non gần hết nước trắng sữa, khi tiết trời đã chuyển sang Thu.
Từ sáng sớm, đồng bào Thái đã ra đồng hái những bông lúa còn đẫm sương đêm để mang về làm cốm. Lúa vừa thu hái xong được tuốt ra làm cốm ngay như thế hạt cốm mới tươi nguyên và xanh mướt. Lúa để làm cốm được chọn lọc cẩn thận, sau khi hạt thóc lép được loại bỏ, đem đãi sạch qua nước rồi cho vào chảo rang.
Theo chị Hoàng Thị Liên ở thôn Nà Lóng - người đã gần 20 năm làm cốm thì: "Chảo thường được làm bằng gang đúc, có như vậy từng hạt cốm khi rang xong không bị cháy mà mềm dẻo, thơm ngon. Khi rang cốm phải để lửa nhỏ, đảo đều tay và liên tục để cốm chín đều, hạt cốm chín vừa tầm, bởi nếu quá lửa sẽ bị cứng, nếu non lửa sẽ bị mất đi độ dẻo. Đợi thóc nguội rồi mới cho từng mẻ vào cối giã. Giã cốm cũng cần phải có kỹ thuật, thật đều chân để lực chày giã không mạnh quá và cũng không được nhẹ quá”.
Người giã đều chân, một người nhanh tay đảo đều thóc trong cối, nếu như thấy có trấu thì lại xúc ra rồi sảy vỏ, sau đó bỏ vào và tiếp tục giã. Tùy theo độ non của lúa khi gặt mà người giã cốm sẽ ước lượng số lần giã cốm, trung bình khoảng 5 lần giã và sảy kỹ mới hoàn tất một mẻ cốm. Cốm giã xong hạt dẹt đều, xanh mướt, vị ngọt đậm đà, ngậy, thơm hương.
Cốm Tú Lệ có thể thưởng thức ngay hoặc rang giòn, cũng có thể ăn cùng với chuối chín trứng cuốc, trái hồng đỏ chín cây hoặc dùng để nấu cháo vịt, xôi nếp, chè. Đặc biệt, trong mâm cỗ ngày Tết mà có thêm màu xanh non của món nem, món chả từ cốm mâm cỗ sẽ thêm đủ đầy, hứa hẹn một năm sung túc.
Cũng bởi vậy mỗi du khách đến với xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn vào mùa cốm mới thường mang về đặc sản cốm Tú Lệ - một "tinh túy” ẩm thực của đất trời Tây Bắc làm quà tặng cho những người thân.
Minh Huyền
Trong hành trình khám phá du lịch vùng Tây Bắc của Tổ quốc, hồ Thác Bà nằm trên địa bàn huyện Yên Bình là một trong những điểm dừng chân không thể bỏ lỡ của du khách. Nơi đây được ví như một viên ngọc quý, một "Hạ Long trên núi" của vùng Tây Bắc.
Mù Cang Chải mê hoặc mùa lúa chín với những thửa ruộng bậc thang sóng sánh vàng trong nắng thu hay lấp lánh mùa nước đổ. Những ngày xuân đang đến trong bịn rịn chút đông này, du khách lại càng ngẩn ngơ đắm mình trong rực hồng "vương quốc" của hoa Tớ dày, loài hoa đặc trưng báo hiệu mùa xuân sớm trên rẻo cao Tây Bắc.
Những ngày này, đào rừng nở rộ trên các sườn núi ở huyện Mù Cang Chải, báo hiệu mùa xuân về.
Bạn có ý định đi du lịch, thích khám phá mạo hiểm, chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ và đầy bí ẩn ở Yên Bái thì chần chờ gì nữa, hãy xách ba lô lên đường và Khu sinh thái suối khoáng nóng Trạm Tấu là điểm dừng chân lý tưởng trong hành trình của bạn.