Ký họa mùa vàng Mù Cang Chải - góc nhìn khác về bảo tồn danh thắng quốc gia

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/10/2020 | 9:59:53 AM

YênBái - Gần 300 bức vẽ đã được hoàn thành từ ngày 2 đến 5/10 của trên 150 họa sĩ, nghệ sĩ, người yêu ký họa cùng hội tụ về Mù Cang Chải. Mỗi bức tranh là một góc nhìn khác, mang theo cảm xúc riêng có của mỗi người...

Khán giả tham quan những bức ký họa của các họa sĩ và các em học sinh.
Khán giả tham quan những bức ký họa của các họa sĩ và các em học sinh.


Những ngày đầu thu, lúa trên những thửa ruộng bậc thang Mù Cang Chải vàng óng mời gọi hàng ngàn du khách đến thưởng ngoạn, trong đó có những học sĩ của Nhóm ký họa đô thị Hà Nội. 

Họ đến với Danh thắng quốc gia đặc biệt Mù Cang Chải không chỉ để ngắm những thửa ruộng bậc ngút ngàn tầng tầng lớp lớp mà còn mang những nét đẹp ấy vào những bức ký họa để truyền cảm hứng bảo tồn danh thắng quốc gia cho nhiều người hơn nữa, đặc biệt là những bạn nhỏ bản địa. 

Thạc sĩ, kiến trúc sư Trần Thị Thanh Thuỷ - giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật, Trưởng Nhóm Ký hoạ Hà Nội chia sẻ: "Nhóm hoạt động phi lợi nhuận và với mong muốn tôn vinh những vẻ đẹp của di sản các địa phương, đưa vẻ đẹp di sản ấy đến với cộng đồng trong nước và quốc tế, nhằm mục đích chung tay, gìn giữ di sản. Nhóm tổ chức được nhiều sự kiện tại các vùng di sản khác nhau trong nước”. 


Thạc sĩ, kiến trúc sư Trần Thị Thanh Thủy- Trưởng Nhóm Ký họa đô thị Hà Nội phát biểu khai mạc sự kiện

"Chúng tôi mời người dân, phát giấy, phát mầu, đặc biệt là trẻ em. Ngoài ký họa còn giao lưu văn hóa. Và lần này, tại Mù Cang Chải, chúng tôi đã vận động các em nhỏ người bản địa tham gia vào sự kiện, để từ đó lan truyền ý thức cộng đồng về bảo vệ, gìn giữ di sản của địa phương” - Kiến trúc sư Trần Thị Thanh Thuỷ cho biết thêm. 


Đông đảo họa sĩ "nhí" đã tham gia sự kiện

Ban đầu, Nhóm cũng chỉ đặt mục tiêu vận động khoảng 50 em học sinh ở Mù Cang Chải tham gia, nhưng con số có mặt thực tế đã lớn hơn rất nhiều. Với những người tổ chức sự kiện thì đây là thành công ngoài mong đợi. Bởi không chỉ là có nhiều hơn những bức vẽ mà tương ứng với đó, sẽ là nhiều hơn những người được truyền cảm hứng, nhận thức về trách nhiệm của bản thân tham gia bảo vệ di sản để tạo sức lan tỏa trong cộng đồng. 

Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Mù Cang Chải đã có rất đông học sinh tham gia sự kiện. Các em đã được các cô chú trong Nhóm ký họa Hà Nội phát màu và giấy, được hướng dẫn cách vẽ để ccas họa sĩ 'nhí" tah hồ sáng tạo bằng tình yêu với quê hương. Một không khí phấn khởi và cũng không kém phần say sưa, miệt mài, nghiêm túc của một lao động nghệ thuật.

Mỗi bức tranh, vì thế, đều mang một vẻ đẹp riêng mà trong đó, người xem cảm nhận được những cảm xúc thật tự nhiên của mỗi em về quê hương Mù Cang Chải thân yêu. 

Thầy Giàng A Của – Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Mù Cang Chải nhận định: "Sự kiện đã tạo cảm hứng cho các em học sinh trong trường. Các em được tham gia vẽ, được giao lưu, rèn kĩ năng, nâng cao hơn ý thức trong học tập, ý thức bảo tổn văn hóa, bảo tồn cảnh quan, phục vụ cho sự phát triển giàu đẹp của quê hương Mù Cang Chải, tôi thấy vô cùng ý nghĩa”. 

Cùng với ý nghĩa về sự lan tỏa tình yêu quê hương và trách nhiệm bảo vệ di sản, sự kiện "Ký họa Mù Cang Chải" 2020 đã mang tới một góc nhìn khác về mảnh đất vùng cao này. Sống động không kém phim ảnh, song lại mang cảm xúc riêng có. 

Kiến trúc sư Trần Thị Thanh Thuỷ chia sẻ: Sau những phút ban đầu vỡ òa cảm xúc, choáng ngợp trước vẻ tráng lệ của đèo Khau Phạ, của ruộng bậc thang ở Dế Xu Phình, mâm xôi ở La Pán Tẩn, vẻ duyên dáng bình yên nơi thung lũng bản Thái..., cảm xúc lắng lại nơi đầu cọ vẽ. 

"Tất thảy chúng tôi đều cảm giác thời gian 4 ngày là không đủ, tài năng là không đủ và tất cả những phương tiện trợ giúp như máy ảnh, điện thoại để quay phim, chụp ảnh cũng không thể nào ghi lại được vẻ đẹp và sự kỳ vĩ của mảnh đất này. Và cũng không ngôn từ nào có thể diễn tả được sự khâm phục của chúng tôi với khung cảnh nơi đây, nơi vẻ đẹp không đơn thuần được tạo nên bởi thiên nhiên mà còn bởi bàn tay và sức vóc của hàng triệu con người, qua hàng nghìn năm khuất phục thiên nhiên và sống giữa thiên nhiên”, chị Thủy chia sẻ.
 
Với kiến trúc sư Thủy, đây không phải lần đầu tiên đến với Mù Cang Chải nhưng không lần nào giống với lần nào, mỗi lần lên với Mù Cang Chải chị bảo "chỉ khám phá được góc xíu xíu". 

Và sự kiện Ký họa mùa vàng đã cho chị cùng rất nhiều những họa sĩ, du khách góc nhìn rộng hơn về Mù Cang Chải, để thấy vẻ đẹp nơi đây phong phú, sống động đến nhường nào. 

Các họa sĩ cùng nhau vẽ bức tranh ký họa khổ lớn về thung lũng Khau Phạ

Các họa sĩ cùng nhau vẽ bức tranh ký họa khổ lớn về thung lũng Khau Phạ

Gần 300 bức vẽ đã được hoàn thành từ ngày 2-5/10 của trên 150 họa sĩ, nghệ sĩ, người yêu ký họa cùng tụ về Mù Cang Chải. Mỗi bức tranh là một góc nhìn khác, mang theo cảm xúc riêng có của mỗi người. Bên cạnh đó, trong sự kiện Ký họa mùa vàng, nhóm đã tổ chức nhiều hoạt động khác như Đón trăng ở bản, tặng quà cho các em nhỏ... 

Thạc sĩ, kiến trúc sư Trần Thị Thanh Thuỷ chia sẻ: "Như những gì chúng tôi đã gửi gắm từ tên gọi của dự án "Cho những hạt mầm nở hoa”, nhóm Ký họa đô thị Hà Nội tin rằng, các bạn nhỏ, những "hạt mầm" của Mù Cang Chải sẽ không chỉ nhớ về chúng tôi như nhớ về đêm Trung thu tràn ngập niềm vui và tình bè bạn, mà còn chia sẻ cùng chúng tôi tình yêu cái đẹp, yêu những điều bình dị thân quen nơi mảnh đất này, và luôn gìn giữ để vẻ đẹp của mảnh đất này mãi mãi được trường tồn”. 

Thanh Ba

Tags Mù Cang Chải mùa vàng ký họa danh thắng quốc gia

Các tin khác
Vòng đại xòe tại Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh

Đã tròn 1 năm kể từ ngày Nghệ thuật Xòe Thái chính thức được UNESCO đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Người dân thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) luôn tự hào và ý thức để gìn giữ, lưu truyền loại hình nghệ thuật độc đáo này.

Chiều 10/10, tại thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; khai mạc Lễ hội Văn hóa- Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 ngày 24/9/2022 tại thị xã Nghĩa Lộ.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 (Lễ đón nhận và khai mạc Lễ hội) là sự kiện mang tầm cỡ quốc gia, có ý nghĩa và quy mô lớn nhất từ trước đến nay đối với tỉnh Yên Bái và các tỉnh có di sản. Với những nỗ lực cao nhất có thể, Yên Bái đã làm nên một lễ hội thành công về mọi mặt, ghi ấn tượng mạnh trong lòng người dân và du khách.

Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng kế hoạch đưa 6 điệu xòe cổ của dân tộc Thái vào chương trình giảng dạy ngoại khóa cho học sinh; qua đó khơi dậy tình yêu và trách nhiệm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong thế hệ trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng “Trường học hạnh phúc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục