Vì một lễ hội bình yên

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/8/2022 | 7:47:39 AM

YênBái - Bên cạnh công tác chuẩn bị cho Lễ đón nhận Bằng UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xoè Thái”, các ngành, địa phương tích cực phối hợp với lực lượng chức năng xây dựng kế hoạch, triển khai các giải pháp phân luồng, bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Cảnh sát giao thông - Trật tự, Công an thị xã Nghĩa Lộ lập biên bản xử lý người vi phạm trật tự giao thông.
Cảnh sát giao thông - Trật tự, Công an thị xã Nghĩa Lộ lập biên bản xử lý người vi phạm trật tự giao thông.


Chỉ còn gần 1 tháng nữa sẽ diễn ra Lễ đón nhận Bằng UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xoè Thái” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022.

Bên cạnh công tác chuẩn bị cho chuỗi sự kiện trên, các ngành, địa phương tích cực phối hợp với lực lượng chức năng xây dựng kế hoạch, triển khai các giải pháp phân luồng, bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nhằm hạn chế tối đa ùn tắc, va chạm và tai nạn giao thông (TNGT).

Theo kế hoạch, Lễ đón nhận Bằng UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 dự kiến diễn ra lúc 20 giờ ngày 24/9 tại thị xã Nghĩa Lộ. 

Bên cạnh màn đại xòe với sự tham gia của 2022 người thì trong các chuỗi sự kiện trên còn diễn ra hàng loạt hoạt động thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Vì thế, lưu lượng, mật độ người và phương tiện tham gia giao thông sẽ tăng đột biến và tiềm ẩn nguy cơ ùn tắc, TNGT. 

Trước tình hình trên, các huyện, thị miền Tây đã triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm TTATGT. Tại Nghĩa Lộ, nơi diễn ra nhiều hoạt động trong dịp này, thị xã đã chỉ đạo lực lượng chức năng, các xã, phường chủ động xây dựng kế hoạch, huy động lực lượng tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm và phân luồng giao thông nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do TNGT gây ra, bảo đảm cho lễ hội diễn ra an toàn, thông suốt. 

Thiếu tá Nguyễn Ngọc Minh - Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự, thị xã Nghĩa Lộ cho biết: "Đội đã tham mưu với Công an thị xã xây dựng kế hoạch huy động các lực lượng phối hợp đội nghiệp vụ, công an các xã, phường tập trung tuần tra, kiểm soát trên toàn địa bàn thị xã để phòng ngừa các trường hợp vi phạm điều khiển xe như: lạng lách, đánh võng, bốc đầu, nẹp bô, sử dụng rượu, bia khi tham  gia giao thông. Bên cạnh đó, Đội cũng phối hợp với các bên liên quan tổ chức phân luồng đảm bảo cho các đoàn diễu diễn tham gia tập luyện chào đón Lễ đón nhận Bằng UNESCO ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái”. 

Còn tại huyện Mù Cang Chải, nơi có tuyến quốc lộ 32 chạy qua địa bàn với lượng phương tiện lưu thông cao, kế hoạch phân luồng, đảm bảo ATGT được lên phương án thực hiện tại từng địa điểm, từng khu vực. Cụ thể, tại khu vực nhảy dù ở đèo Khau Phạ, công tác phân luồng giao thông sẽ được thực hiện từ xa; đồng thời, nghiêm cấm các phương tiện dừng đỗ tại đây tránh xảy ra ùn tắc. 

Tại các khu vực ngã ba Kim, trung tâm thị trấn Mù Cang Chải, huyện đã chỉ đạo lực lượng công an chốt trực để đảm bảo giao thông được thông suốt. Bên cạnh đó, huyện cũng chỉ đạo các địa phương giải tỏa các chướng ngại vật tại các tuyến đường tạo thuận lợi cho việc tham gia giao thông của nhân dân.

Cùng với sự chủ động của các địa phương, Công an tỉnh và Sở Giao thông - Vận tải tỉnh đã chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường phối hợp, xây dựng phương án phân luồng, điều tiết giao thông, nhất là trong ngày diễn ra Lễ đón nhận Bằng UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xoè Thái”. 

Trung tá Nguyễn Văn Quang - Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 2, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh cho biết: "Hiện nay, Đội được giao phụ trách 150 km đường quốc lộ, đi qua các huyện, thị phía Tây. Để bảo đảm ATGT trong những ngày diễn ra lễ hội du lịch, một mặt, Đội tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo các chuyên đề về tải trọng, nồng độ cồn, ma túy...; mặt khác, Đội phối hợp với công an các huyện, thị triển khai kế hoạch phân luồng giao thông tại từng khu vực”. 

Có thể nói, với sự chủ động, tích cực của các ngành, lực lượng chức năng và địa phương trong triển khai các giải pháp bảo đảm TTATGT, tin tưởng rằng các hoạt động của các lễ hội du lịch phía Tây sẽ diễn ra an toàn, thông suốt và để lại ấn tượng đẹp đối với du khách trong nước, quốc tế, tạo điểm nhấn để du lịch Yên Bái "cất cánh”.
Hùng Cường

Tags Nghệ thuật Xòe Thái Bằng UNESCO du lịch Yên Bái nhảy dù đèo Khau Phạ

Các tin khác
Vòng đại xòe tại Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh

Đã tròn 1 năm kể từ ngày Nghệ thuật Xòe Thái chính thức được UNESCO đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Người dân thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) luôn tự hào và ý thức để gìn giữ, lưu truyền loại hình nghệ thuật độc đáo này.

Chiều 10/10, tại thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; khai mạc Lễ hội Văn hóa- Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 ngày 24/9/2022 tại thị xã Nghĩa Lộ.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 (Lễ đón nhận và khai mạc Lễ hội) là sự kiện mang tầm cỡ quốc gia, có ý nghĩa và quy mô lớn nhất từ trước đến nay đối với tỉnh Yên Bái và các tỉnh có di sản. Với những nỗ lực cao nhất có thể, Yên Bái đã làm nên một lễ hội thành công về mọi mặt, ghi ấn tượng mạnh trong lòng người dân và du khách.

Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng kế hoạch đưa 6 điệu xòe cổ của dân tộc Thái vào chương trình giảng dạy ngoại khóa cho học sinh; qua đó khơi dậy tình yêu và trách nhiệm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong thế hệ trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng “Trường học hạnh phúc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục