Nhạc cụ nâng bước nhịp xòe

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/9/2022 | 2:08:25 PM

Xòe như cơm ăn, nước uống, không thể thiếu với đồng bào. Để có một hội xòe rộn rã, vui tươi, không thể không có các nhạc cụ như khèn bè, trống, chiêng...

Ông Cầm Văn Hoa cho biết, thường sẽ mất khoảng 10 ngày để chế tác xong một chiếc khèn bè.
Ông Cầm Văn Hoa cho biết, thường sẽ mất khoảng 10 ngày để chế tác xong một chiếc khèn bè.

Xòe là loại hình nghệ thuật đặc sắc trong đời sống văn hóa và tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Thái ở các tỉnh Tây Bắc, bao gồm: Sơn La, Điện Biên, Yên Bái, Lai Châu... Xòe như cơm ăn, nước uống, không thể thiếu với đồng bào. Để có một hội xòe rộn rã, vui tươi, không thể không có các nhạc cụ như khèn bè, trống, chiêng...

Khèn bè là loại nhạc cụ truyền thống, rất đỗi quen thuộc với đồng bào Thái ở Nghĩa Lộ, Yên Bái, cũng như các địa phương trong vùng Tây Bắc. Khèn bè không chỉ là nhạc cụ kết nối tình yêu, linh hồn trong dân ca, mà còn là nhạc cụ không thể thiếu trong những đêm xòe.


Ông Cầm Văn Hoa cho biết, thường sẽ mất khoảng 10 ngày để chế tác xong một chiếc khèn bè. 

Ông Cầm Văn Hoa ở xã Hạnh Sơn, Thị xã Nghĩa Lộ - người duy nhất còn chế tác được khèn bè phục vụ những lễ hội lớn ở Nghĩa Lộ chia sẻ: Làm khèn thì nó hơi lâu một tí, phải mất chục ngày, làm phải nên chiếc khèn thổi hay mới thôi.

Cùng với khèn bè, trống cũng là thứ nhạc không thể thiếu trong mỗi hội xòe. Giữa núi rừng trùng điệp, tiếng trống vang vọng như lời mời gọi mọi người cùng đến lễ hội, nắm tay nhau vui trong vòng xòe. 

Trống tiếng Thái gọi là "cống"; "cống" có 2 loại là "cống nọi" (trống nhỏ) và "cống nhớ" (trống to). Thông thường, "cống nhớ” hay được dùng trong hội xuân, lễ cúng bản mường; còn "cống nọi” dùng khi chủ mường qua đời hoặc khi có giặc, báo động khi bản, mường có việc quan trọng. 

Anh Lê Thanh Tùng, ở phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái cho biết: "Trống là nhạc cụ quan trọng trong hội xòe bởi trống giữ nhịp chính của xòe. Khi được tiếp thu các loại nhạc cụ thì tôi cũng muốn học sinh của tôi biết đến các loại nhạc cụ, được học tập và truyền lại cho các thế hệ sau này."


Trống là nhạc cụ giữ nhịp xòe.

Một nhạc cụ nữa cũng góp phần làm hội xòe thêm rộn rã là chiêng. Theo tiếng Thái: Chiêng được gọi là "sánh". Sánh thường được làm bằng đồng thau hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh chiêng. Tiếng chiêng càng to thì càng trầm, càng nhỏ thì càng thanh.

Nghệ nhân Lò Văn Biến, ở tổ dân phố Cang Nà, phường Trung Tâm, Thị xã Nghĩa Lộ cho biết, ở vòng xòe, chiêng phối hợp với các nhạc cụ khác đem tới sự hài hòa của âm nhạc và điệu múa, mang theo khát vọng về sự phát triển và trường tồn của dân tộc; làm quyến luyến, đắm say bao du khách: "Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa của mình. Tôi ví dụ như xòe, nếu không đúng giai điệu thì không vào xòe được."


Vòng xòe trong ngày hội lớn ở miền Tây Yên Bái.

Tiếng khèn, tiếng  trống, tiếng chiêng cứ rộn rã và vòng xòe cứ thế rộng mở. Về miền Tây Yên Bái những ngày này, du khách sẽ không thể không hoà mình vào vòng xèo bất tận, nhân dịp đồng bào Thái 4 tỉnh Tây Bắc đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xòe Thái" là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

(Theo VOV)

Các tin khác
Vòng đại xòe tại Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh

Đã tròn 1 năm kể từ ngày Nghệ thuật Xòe Thái chính thức được UNESCO đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Người dân thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) luôn tự hào và ý thức để gìn giữ, lưu truyền loại hình nghệ thuật độc đáo này.

Chiều 10/10, tại thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; khai mạc Lễ hội Văn hóa- Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 ngày 24/9/2022 tại thị xã Nghĩa Lộ.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 (Lễ đón nhận và khai mạc Lễ hội) là sự kiện mang tầm cỡ quốc gia, có ý nghĩa và quy mô lớn nhất từ trước đến nay đối với tỉnh Yên Bái và các tỉnh có di sản. Với những nỗ lực cao nhất có thể, Yên Bái đã làm nên một lễ hội thành công về mọi mặt, ghi ấn tượng mạnh trong lòng người dân và du khách.

Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng kế hoạch đưa 6 điệu xòe cổ của dân tộc Thái vào chương trình giảng dạy ngoại khóa cho học sinh; qua đó khơi dậy tình yêu và trách nhiệm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong thế hệ trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng “Trường học hạnh phúc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục