Nước mắm Phú Quốc đón nhận Bằng Di sản phi vật thể quốc gia

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/12/2022 | 12:17:15 PM

Sau nhiều năm nỗ lực, nước mắm Phú Quốc đã là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được bảo hộ xuất xứ hàng hoá - chỉ dẫn địa lý tại 28 nước liên minh châu Âu.

Ông Nguyễn Lưu Trung, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đại diện trao Bằng Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia đối với nghề làm nước mắm Phú Quốc cho Hội nước mắm Phú Quốc.
Ông Nguyễn Lưu Trung, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đại diện trao Bằng Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia đối với nghề làm nước mắm Phú Quốc cho Hội nước mắm Phú Quốc.

Sáng 16/12, tại TP Phú Quốc, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ đón nhận Bằng Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian nghề làm nước mắm ở Phú Quốc của Bộ trưởng Bộ Văn hóa TTDL.

Sau khi được thành lập vào năm 2000, Hội sản xuất nước mắm Phú Quốc đã chủ động đề xuất xây dựng và đăng ký xuất xứ hàng hoá – chỉ dẫn địa lý.  Đến tháng 6/2021 nước mắm được bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hoá – chỉ dẫn địa lý: "Phú Quốc” cho nước mắm sản xuất tại Phú Quốc.

Đến năm 2012, sau nhiều năm nỗ lực, nước mắm Phú Quốc đã là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được bảo hộ xuất xứ hàng hoá – chỉ dẫn địa lý tại 28 nước liên minh châu Âu. Năm 2017 được nhà nước công nhận nghề và làng nghề truyền thống sản xuất nước mắm. Đến tháng 5/2021 được Bộ VHTT và du lịch chứng nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống thi thức dân gian "Nghề làm nước mắm Phú Quốc”. 
Nghề làm nước mắm ở Phú Quốc đã được hình thành hơn 200 năm nay. Phú Quốc hiện có hơn 7.000 thùng gỗ chượp cá, mỗi thùng có sức chứa từ 12-15 tấn cá. Hằng năm Phú Quốc sản xuất từ 20-30 triệu lít nước mắm tính từ 25 độ đạm trở lên. Ông Đặng Thành Tài, Gíam đốc công ty TNHH Hưng Thành, Phó chủ tịch Hội nước mắm Phú Quốc vui mừng cho biết, sự kiện đánh dấu bước phát triển văn hoá ẩm thực bản sắc của dân tộc Việt Nam.

"Đây là thành quả của một quá trình từ lâu đời, từ các đời cha ông để lại, thế hệ bây giờ tiếp tục phát huy đạt được như ngày hôm nay. Riêng đối với hiệp hội, sự kiện này đánh dấu bước phát triển, từ đó khẳng định vị thế của nước mắm Phú Quốc trên thị trường, có tiếng nói mạnh hơn để phát triển thêm nghề nước mắm truyền thống tại Phú Quốc”, ông Tài cho biết.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho rằng, đan xen trong quá trình hình thành và phát triển, công tác bảo tồn phát huy truyền thống nghề làm nước mắm Phú Quốc luôn được quan tâm thực hiện, nhất là công tác bảo vệ và phát triển thương hiệu dựa trên nền tảng bảo vệ chất lượng sản phẩm nước mắm đặc trưng Phú Quốc. 

"Nghề làm nước mắm Phú Quốc được công nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia là sự kiện vô cùng quan trọng, không chỉ đối với những người làm nghề sản xuất nước mắm Phú Quốc, mà còn có giá trị thúc đẩy hoàn thiện yêu cầu quản lý nhà nước đối với những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đặc thù, đặc trưng của Kiên Giang, góp phần đảm bảo chất lượng, phát triển thương hiện, khả năng gia nhập thị trường trong và ngoài nước của các sản phẩm đặc trưng của địa phương”, ông Trung khẳng định.

Tại buổi lễ, 5 tập thể 5 cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, vì có những đóng góp trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể nghề làm nước mắm Phú Quốc.

Ngay sau lễ đón nhận Bằng Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia, UBND tỉnh tổ chức hội thảo phát triển bền vững nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc./.

(Theo VOV)

Các tin khác
Ban giám khảo chấm điểm các món ăn để trao giải cho những đội xuất sắc nhất của hội thi.

Tối 19/9, tại Khu du lịch Thung lũng Tình yêu (thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng), Hiệp hội Du lịch Lâm Đồng tổ chức sự kiện xác lập kỷ lục Việt Nam “100 món ngon từ cây atiso Đà Lạt”. Đây cũng là cuộc thi chế biến và công diễn cùng lúc các món ngon về cây atiso lần đầu tiên được thực hiện tại Đà Lạt.

Cô gái Thái Mường Lò gói bánh chưng đen - một trong những loại bánh truyền thống được đông đảo du khách ưa thích.

Nhiều năm nay, hình ảnh mảnh đất, con người Mường Lò - vùng đất tổ của người Thái đen được đông đảo du khách trong và ngoài nước biết đến. Trên hành trình phát triển du lịch ấy, cùng với những điệu xòe, thị xã Nghĩa Lộ đã và đang khai thác có hiệu quả các nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái trong đó có ẩm thực để tăng sức hấp dẫn, lôi cuốn du khách.

Bản đồ ẩm thực trực tuyến chính thức ra mắt từ ngày 8/9/2023 tại địa chỉ: https://bientauvannguyenlieu.giadinhnestle.com.vn

Nhãn hàng MAGGI và Trung tâm Thông tin du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam vừa chính thức ra mắt Bản đồ ẩm thực trực tuyến, được kỳ vọng sẽ trở thành nơi lưu giữ giá trị văn hóa ẩm thực Việt do người dân ở khắp mọi miền đất nước cùng chung tay đóng góp. Yên Bái cũng 10 đặc sản nổi danh, được trang Traveloca ghi nhận.

Rau thối kết hợp cùng măng tươi rất ngon.

Phải từ rất lâu rồi tôi không được ngắm nhìn và thưởng thức cái mùi thơm nồng nàn đặc trưng từ loài rau của bà con dân tộc Thái trên quê hương tôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục