Các tỉnh miền Trung chủ động phòng ngừa dịch tả lợn châu Phi

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/3/2019 | 9:21:21 AM

Hiện nay, một số tỉnh miền Trung đang triển khai cấp bách các giải pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi.

Cán bộ thú y phun thuốc khử trùng phương tiện qua địa bàn Quảng Bình.
Cán bộ thú y phun thuốc khử trùng phương tiện qua địa bàn Quảng Bình.

Ngày 6/3, ông Lê Minh Ngân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, trước tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi có nguy cơ lan rộng, tỉnh Quảng Bình tổ chức nghị hội triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh. Tỉnh đã yêu cầu các sở, ngành và địa phương thực hiện nghiêm túc kế hoạch phòng, chống dịch bệnh.

Theo đó, lực lượng thú y và các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát phương tiện vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn nhập vào hoặc đi qua địa bàn tỉnh tại các chốt kiểm soát dịch bệnh động vật nhằm phát hiện, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.

Mặt khác, Quảng Bình đã chỉ đạo, nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc trên địa bàn. Tăng cường kiểm soát, giám sát phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không, khách du lịch từ các nước đã và đang có dịch bệnh mang thịt lợn, kể cả sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến.

Chi cục Thú y tỉnh Quảng Bình đã ứng 40.000 liều vaccine và  trên 2.700 lít hóa chất tiêu độc khử trùng các loại để chủ động phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh tại các địa phương; tăng cường cán bộ trực tiếp chỉ đạo tại Trạm Thú y Cha Lo (khu vực cửa khẩu quốc tế Cha Lo) để giám sát việc vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn ở nước ngoài nhập vào địa bàn.

Chi cục Thú y đã vận động người dân vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại khu vực chăn nuôi, điểm buôn bán, giết mổ lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất sát trùng. Hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở  theo dõi, giám sát đàn lợn. Nếu phát hiện lợn có dấu hiệu nghi mắc bệnh hay lợn chết không rõ nguyên nhân thì cần nhanh chóng báo cho cơ quan thý y để xử lý kịp thời.

Tại Quảng Trị, UBND tỉnh đã cho thành lập 2 chốt kiểm dịch động vật liên ngành phòng chống dịch bệnh trên địa bàn. Mỗi chốt cắt cử 5 người gồm các cán bộ thú y, công an tỉnh, quản lý thị trường thường trực 24/24 h nhằm kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về kiểm dịch, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào tỉnh, đồng thời khử trùng, tiêu độc phương tiện vận chuyển động vật và sản phẩm động vật đi qua chốt kiểm dịch.

Tại TP. Đà Nẵng, các cơ quan chức năng đang tăng cường tuyên truyền để người chăn nuôi và cộng đồng hiểu rõ mức độ nguy hiểm của dịch bệnh; tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh và tổ chức giám sát việc vệ sinh tiêu độc khử trùng các khu vực chăn nuôi, giết mổ, các chợ, điểm kinh doanh lợn.

Đà Nẵng cũng bổ sung cán bộ thú y tại các trạm kiểm dịch động vật kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các phương tiện vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn lưu thông qua trạm và nhập vào Thành phố.

Chi cục Thú y TP. Đà Nẵng đã cấp phát 1.152 lít dung dịch Benkocid cho các địa phương, cơ sở tiêu độc khử trùng khu chăn nuôi, giết mổ, cống rãnh, khu thu gom xử lý chất thải.

Đối với các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Hoà Vang, cơ quan thú y phối hợp với chính quyền địa phương khuyến cáo người dân thực hiện phương pháp chăn nuôi sinh học, không thực hiện phòng dịch bằng kinh nghiệm. Nếu phát hiện lợn nhiễm bệnh, lợn ốm và chết không rõ nguyên nhân thì người dân cần nhanh chóng báo cho cơ quan thú y gần nhất để lấy mẫu chẩn đoán, xét nghiệm bệnh nhằm xử lý kịp thời.

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Lực lượng chức năng huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La vừa tiêu huỷ hơn 8 tấn lợn hơi bị dịch tả lợn châu Phi.

Theo Bộ NN&PTNT, cả nước đã đủ điều kiện để tái đàn lợn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước có 96% số xã không còn dịch tả lợn châu Phi, bảo đảm các điều kiện cho việc tổ chức tăng và tái đàn lợn.

Phun thuốc tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi lợn

Ngày 5/11, UBND tỉnh Yên Bái đã có Văn bản 3460/UBND – NLN về việc tập trung chỉ đạo, kiểm soát, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi tái phát, lây lan trên địa bàn tỉnh.

Người chăn nuôi cần thường xuyên phun thuốc khử trùng, rắc vôi bột quanh khu vực chuồng trại.

Sau nhiều tháng công bố hết dịch, tháng 9 vừa qua, tại một số địa phương trên địa bàn thành phố Yên Bái, dịch tả lợn châu Phi đã tái phát, gây thiệt hại kinh tế cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục