Nắm bắt thông tin, phòng ngừa chặt chẽ

  • Cập nhật: Thứ hai, 25/3/2019 | 2:02:58 PM

Trước diễn biến tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) ngày càng phức tạp, người dân xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái luôn chủ động nắm bắt thông tin về bệnh dịch để chủ động phòng chống.

Anh Đỗ Văn Đức, thôn Ngòi Sen, xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái phun hóa chất tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi lợn.
Anh Đỗ Văn Đức, thôn Ngòi Sen, xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái phun hóa chất tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi lợn.

Anh Đỗ Văn Đức, thôn Ngòi Sen, xã Văn Tiến nuôi lợn đã nhiều năm nay. Mỗi năm anh xuất bán từ 4 - 5 tấn lợn hơi. Hiện, trong chuồng của anh có 50 con lợn từ 40 - 50 kg/con. 

Trước diễn biến phức tạp của  bệnh DTLCP hiện nay, anh Đức rất chủ động nắm bắt tình hình dịch bệnh và áp dụng những biện pháp kỹ thuật mà cán bộ thú y hướng dẫn để chủ động ngăn chặn dịch. Anh Đức chia sẻ: "Qua các phương tiện thông tin đại chúng và chính quyền xã tuyên truyền, tôi biết bệnh DTLCP là một bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, hiện chưa có vắc - xin và thuốc điều trị. 

Bệnh tuy không lây nhiễm sang người, nhưng xảy ra ở mọi lứa tuổi trên tất cả giống lợn, có tỷ lệ chết cao có thể lên đến 100%. Bệnh DTLCP chưa có vắc - xin và thuốc điều trị; vì vậy, giải pháp phòng bệnh là chính. Hiện, gia đình tôi cũng đã áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn, hàng ngày tôi đều vệ sinh chuồng trại; định kỳ phun hóa chất tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi 2 tuần/lần; hạn chế tối đa việc ra, vào khu vực chăn nuôi để phòng dịch bệnh”. 

Xã Văn Tiến có trên 100 hộ chăn nuôi lợn có quy mô từ 50 con trở lên. Đây cũng là nguồn thu nhập chính của người dân trong xã. Do đó, khi tình hình bệnh DTLCP diễn biến phức tạp, chính quyền xã Văn Tiến đã chủ động triển khai các biện pháp giúp người dân phòng chống dịch bệnh. 

Theo ông Nguyễn Hữu Thiêm - Chủ tịch UBND xã Văn Tiến: "Ngay sau khi có chỉ đạo của tỉnh, thành phố Yên Bái về triển khai các biện pháp phòng chống bệnh DTLCP, xã đã xây dựng kế hoạch cụ thể chỉ đạo tới các thôn, triển khai các biện pháp phòng bệnh DTLCP xâm nhiễm vào địa bàn như: vận động người dân ký cam kết không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa khi chưa qua xử lý nhiệt”. 

Xã cũng thành lập các đoàn kiểm tra kết hợp với cán bộ thú y thành phố thường xuyên chỉ đạo các hộ chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt. Định kỳ tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi, chợ và điểm buôn bán giết mổ lợn và các sản phẩm lợn bằng vôi hoặc hóa chất. Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn và nếu phát hiện lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh DTLCP, lợn chết không rõ nguồn gốc thì báo ngay cho chính quyền địa phương. 

Làm tốt công tác phát động phong trào quần chúng, vận động các cơ sở chăn nuôi thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Phối hợp các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát, xử lý các phương tiện giao thông vận chuyển các sản phẩm có biểu hiện nghi vấn.

 Huyền Cường

Tags xã Văn Tiến thành phố Yên Bái

Các tin khác
Ảnh minh họa

Lực lượng chức năng huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La vừa tiêu huỷ hơn 8 tấn lợn hơi bị dịch tả lợn châu Phi.

Theo Bộ NN&PTNT, cả nước đã đủ điều kiện để tái đàn lợn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước có 96% số xã không còn dịch tả lợn châu Phi, bảo đảm các điều kiện cho việc tổ chức tăng và tái đàn lợn.

Phun thuốc tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi lợn

Ngày 5/11, UBND tỉnh Yên Bái đã có Văn bản 3460/UBND – NLN về việc tập trung chỉ đạo, kiểm soát, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi tái phát, lây lan trên địa bàn tỉnh.

Người chăn nuôi cần thường xuyên phun thuốc khử trùng, rắc vôi bột quanh khu vực chuồng trại.

Sau nhiều tháng công bố hết dịch, tháng 9 vừa qua, tại một số địa phương trên địa bàn thành phố Yên Bái, dịch tả lợn châu Phi đã tái phát, gây thiệt hại kinh tế cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục