Không bao giờ chủ quan nữa!

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/4/2019 | 8:04:46 AM

YênBái - Chuồng nhà trống. Đã ba tháng nay. Chị kể mỗi ngày qua đi lại cảm thấy lòng mình khó tả sao sao… Dẫu rằng chuyện đã rồi, nói mãi "giá như”, "biết thế” cũng chả để làm gì nữa cả nhưng cứ rảo qua khu chuồng là như đâu đây vẳng tiếng lợn mẹ, lợn con, lợn thịt ủn ỉn, tiếng đòi ăn rinh rom… chưa thể nào nguôi ngoai.

Vợ chồng chị lấy nhau, ra ở riêng ngày nào là có ngay con lợn trong chuồng nhà ngày đó. Ít rồi mới thành nhiều, một đôi con tận dụng nguồn thức ăn sẵn có cho đến thời điểm nhiều nhất vài chục con, chật chuồng, bận rộn mà vui, chưa tính thêm một khoản thu nhập không nhỏ đều đặn mỗi năm. 

Thời gian trôi qua thấm thoắt, đôi ba lứa bình quân hàng năm, dịch bệnh chẳng có, mọi chuyện đều đều, vui vẻ, thuận lợi. Tới một ngày không ai ngờ đến, mấy con lợn bỗng dưng lăn ra ốm. Báo luôn cán bộ xã, họ nói là triệu chứng của bệnh lở mồm long móng. 

Không muốn tin. Làm sao mà mắc lở mồm long móng cho được, bệnh này mới nghe tận đâu đấy trên ti vi, nơi địa phương khác. Vợ chồng chả khác nào ăn, ngủ trên đống lửa trong khoảng thời gian chờ kết quả xét nghiệm. Đúng hôm cán bộ xã chuyển đến thông báo kết quả xét nghiệm đàn lợn mắc bệnh lở mồm long móng, gia đình bàng hoàng tưởng trong mơ. 

Là một trong hai hộ đầu tiên của thôn, của xã phát sinh dịch bệnh, để khống chế khoanh vùng dập dịch, nhà chị chấp nhận tiêu hủy toàn bộ đàn lợn theo quy định. Hôm trước hôm sau, ngó hơn hai chục con lợn hồng hào phổng phây gần tạ thịt mỗi con, ngắm ba con nái chuẩn bị đẻ cũng đã cho vài lứa lợn con đẹp tựa tranh, hết anh lại chị ra ra vào vào khu chuồng nuôi, tiếng thở dài nối bật nhau không thể kìm nén. 

Tiếc nuối. Xen chút giận chính mình. Thử ngẫm lại suốt quá trình chăn nuôi trước nay, nào có sót khâu nào: khử trùng tiêu độc định kỳ, chăm sóc nuôi dưỡng khoa học, vắc xin tiêm phòng cũng có… song thiếu mỗi vắc xin lở mồm long móng. Ngỡ là bệnh tận đâu đó xa xa chứ không gần, lại nghĩ lứa lợn nhanh ghê lắm, chỉ ba bốn tháng xuất chuồng nên cũng không cần tiêm. Giờ thì hậu quả ngay trước mắt, thiệt hại rõ mười mươi. 

Được nhận hỗ trợ của Nhà nước theo quy định do có lợn mắc bệnh lở mồm long móng phải tiêu hủy, gia đình anh chị trân trọng và cảm ơn sự chi trả kịp thời với mức giá không có nhiều chênh lệch so với thị trường. Không ai mong muốn gặp rủi ro trong chăn nuôi để được nhận hỗ trợ nhưng sự quan tâm, động viên đó là động lực giúp các hộ có điều kiện và yên tâm phát triển chăn nuôi trở lại sau khi hết dịch bệnh. 

Chị thấm thía: "Lỗi là do chính mình. Tự thấy vẫn còn chủ quan. Nghĩ rằng dịch bệnh ở xa, không đến nhà mình đâu, đàn lợn khỏe mạnh mà. Lần này rút kinh nghiệm sâu sắc rồi, không bao giờ chủ quan nữa. Không bao giờ”.

Nguyễn Thơm

Các tin khác
Ảnh minh họa

Lực lượng chức năng huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La vừa tiêu huỷ hơn 8 tấn lợn hơi bị dịch tả lợn châu Phi.

Theo Bộ NN&PTNT, cả nước đã đủ điều kiện để tái đàn lợn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước có 96% số xã không còn dịch tả lợn châu Phi, bảo đảm các điều kiện cho việc tổ chức tăng và tái đàn lợn.

Phun thuốc tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi lợn

Ngày 5/11, UBND tỉnh Yên Bái đã có Văn bản 3460/UBND – NLN về việc tập trung chỉ đạo, kiểm soát, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi tái phát, lây lan trên địa bàn tỉnh.

Người chăn nuôi cần thường xuyên phun thuốc khử trùng, rắc vôi bột quanh khu vực chuồng trại.

Sau nhiều tháng công bố hết dịch, tháng 9 vừa qua, tại một số địa phương trên địa bàn thành phố Yên Bái, dịch tả lợn châu Phi đã tái phát, gây thiệt hại kinh tế cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục