Phù Nham chủ động phòng chống bệnh dịch

  • Cập nhật: Thứ sáu, 3/5/2019 | 9:18:48 AM

YênBái - Xã Phù Nham, huyện Văn Chấn là địa phương có phong trào chăn nuôi tương đối mạnh. Những năm qua, ngành chăn nuôi được xác định là một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương.

Ông Nguyễn Chiến Thắng, thôn Pá Sổ thường xuyên phun tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi đảm bảo không để dịch bệnh ảnh hưởng đến đàn vật nuôi.
Ông Nguyễn Chiến Thắng, thôn Pá Sổ thường xuyên phun tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi đảm bảo không để dịch bệnh ảnh hưởng đến đàn vật nuôi.

Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của bệnh dịch tả lợn châu Phi (BDTLCP), xã Phù Nham đã nghiêm túc chỉ đạo Ban Phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc của xã thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các công điện, kế hoạch chỉ đạo của tỉnh, huyện với quyết tâm không để dịch xâm nhập vào địa bàn.  

Là hộ chăn nuôi quy mô tương đối lớn, lúc nào gia đình ông Nguyễn Chiến Thắng, thôn Pá Sổ cũng nuôi 60 con lợn thịt. Để có kiến thức chăn nuôi, ông Thắng thường xuyên tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn về công tác thú y tại xã, huyện và tìm hiểu kiến thức qua sách, báo, trên mạng nên nhiều năm chăn nuôi ông đều thành công và bình quân mỗi năm xuất chuồng 10 tấn lợn hơi, thu lãi gần 70 triệu đồng. 

Ông Thắng cho biết: "Bệnh lở mồm long móng và các loại dịch bệnh khác còn có thuốc đặc trị, riêng BDTLCP đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bởi vậy, để chủ động phòng bệnh cho đàn vật nuôi, ngoài số thuốc xã cấp, gia đình tôi tự mua thêm thuốc tiêu độc khử trùng về phun mỗi tuần 2 lần, rắc vôi bột quanh khu vực chăn nuôi và chỉ có mình tôi được ra vào khu vực chăn nuôi". 

Gia đình ông Nguyễn Văn Tuấn, thôn Năm Hăn Thượng cũng vậy. Với lợi thế làm dịch vụ xay xát nên bình quân trong chuồng lúc nào cũng có hơn 5 chục con lợn thịt và 3 lợn nái. Nhờ chủ động tốt phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, nhiều năm qua đàn lợn của ông không mắc bất cứ loại dịch bệnh gì. 

Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của BDTLCP, ông Tuấn cũng như nhiều hộ chăn nuôi khác trong thôn đã chủ động các biện pháp đối phó với loại dịch bệnh nguy hiểm này. 

Ông Tuấn cho biết: "Theo khuyến cáo của xã, tôi đã chủ động vệ sinh chuồng trại, nhờ cán bộ thú y xã phun tiêu độc khử trùng quanh khu vực chăn nuôi; chú ý các loại thức ăn chăn nuôi và thường xuyên theo dõi, kiểm tra chuồng trại; nếu đàn lợn có biểu hiên bất thường sẽ báo cáo xã để xử lý kịp thời". 

Theo UBND xã Phù Nham, cả xã có trên 4.000 con lợn, 16.000 con gia cầm các loại, trên 32 mô hình chăn nuôi quy mô từ 10 đến trên 50 con lợn thịt mỗi lứa. Trước diễn biến phức tạp của BDTLCP, căn cứ Công điện số 01/CĐ-UBND ngày 6/3/2019 của Chủ tịch UBND nhân huyện Văn Chấn về việc tập trung triển khai các biện pháp cấp bách ngăn chặn BDTLCP xâm nhiễm vào địa bàn huyện, UBND xã đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống bệnh dịch động vật gồm 14 thành viên; trong đó, đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban Chỉ đạo; đồng thời, xây dựng kế hoạch thực hiện các giải pháp phòng ngừa ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm BDTLCP trên đàn gia súc vào địa bàn. 

Ông Phùng Văn Đồng - Chủ tịch UBND xã Phù Nham cho biết: UBND xã tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng chống BDTLCP; tiến hành rà soát đàn vật nuôi và tổ chức cho các hộ chăn nuôi ký cam kết thực hiện an toàn thực phẩm trong chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm; không buôn bán, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc.

Thường xuyên, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, vệ sinh chuồng trại, đầu tư xây hầm biogas hoặc sử dụng đệm lót sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi; xã mua hơn 1 tấn vôi bột, cấp hơn 38 lít thuốc tiêu độc khử trùng phun tại các trục đường chính và những nơi tập trung đông người, các khu chăn nuôi tập trung, định kỳ mỗi tuần phun 1 lần. 

Cùng đó, UBND xã thành lập tổ tuần tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, nhất là đối với lợn và các sản phẩm của lợn cũng như hướng dẫn người chăn nuôi, thú y tăng cường theo dõi đàn gia súc, gia cầm.

Thanh Tân

Tags Phù Nham Văn Chấn BDTLCP gia súc chăn nuôi

Các tin khác
Ảnh minh họa

Lực lượng chức năng huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La vừa tiêu huỷ hơn 8 tấn lợn hơi bị dịch tả lợn châu Phi.

Theo Bộ NN&PTNT, cả nước đã đủ điều kiện để tái đàn lợn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước có 96% số xã không còn dịch tả lợn châu Phi, bảo đảm các điều kiện cho việc tổ chức tăng và tái đàn lợn.

Phun thuốc tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi lợn

Ngày 5/11, UBND tỉnh Yên Bái đã có Văn bản 3460/UBND – NLN về việc tập trung chỉ đạo, kiểm soát, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi tái phát, lây lan trên địa bàn tỉnh.

Người chăn nuôi cần thường xuyên phun thuốc khử trùng, rắc vôi bột quanh khu vực chuồng trại.

Sau nhiều tháng công bố hết dịch, tháng 9 vừa qua, tại một số địa phương trên địa bàn thành phố Yên Bái, dịch tả lợn châu Phi đã tái phát, gây thiệt hại kinh tế cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục