Yên Bái: Cấp bách phòng chống, ngăn chặn, không giấu dịch

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/5/2019 | 8:11:22 AM

YênBái - Trước tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi (BDTLCP) có những diễn biến phức tạp, có nguy cơ lây lan ra diện rộng, khó kiểm soát, là địa phương nằm giáp huyện Trấn Yên - nơi vừa bùng phát 2 ổ dịch nên thời điểm này thành phố Yên Bái đang thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống, ngăn chặn và không dấu dịch nếu phát sinh.

Lực lượng chức năng tiêu hủy lợn mắc bệnh tại xã Minh Quân, huyện Trấn Yên. (Ảnh: Mạnh Cường)
Lực lượng chức năng tiêu hủy lợn mắc bệnh tại xã Minh Quân, huyện Trấn Yên. (Ảnh: Mạnh Cường)


Ngay khi có thông tin xuất hiện ổ dịch BDTLCP tại huyện Văn Chấn, nhiều hộ chăn nuôi ở xã Tân Thịnh luôn đề phòng và bảo vệ đàn lợn nuôi của mình ở mức độ cao nhất. Gia đình ông Nguyễn Xuân Thắng ở thôn Trấn Ninh đã nuôi lợn hơn 4 năm nay với quy mô gần 150 con lợn, trong đó có hơn 10 con lợn nái và trên 130 con lợn thịt. 

Ông cho biết: "Qua các kênh thông tin và đã được tham gia hội nghị phòng chống BDTLCP tại xã, tôi được biết BDTLCP là bệnh nguy hiểm lây lan rất nhanh mà huyện Trấn Yên đã có dịch nên gia đình tôi tăng lượng phun khử trùng lên ngày 1 lần và rắc vôi bột xung quanh, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc - xin cho đàn lợn; chăm sóc đàn lợn theo chế độ bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng và ngày 2 lần kiểm tra, theo dõi sức khỏe đàn lợn. Gia đình tôi thực hiện nội bất xuất, ngoại bất nhập và xây hố khử trùng trước trại để khi ra vào chăm sóc lợn cũng phải khử trùng”. 

Khi đề cập đến tình huống xấu, anh Thắng chia sẻ: "Dù không muốn, nhưng nếu có dịch xảy ra, gia đình sẽ không giấu dịch mà chủ động thông tin ngay với chính quyền xã để nhanh chóng xử lý ổ dịch”. 

Hiện trên địa bàn của xã Tân Thịnh có gần 150 hộ chăn nuôi lợn với gần 3.400 con. Thời điểm sau tết Nguyên đán, trên địa bàn xã cũng đã xảy ra dịch lở mồm long móng, vì vậy hơn lúc nào hết không chỉ người chăn nuôi chủ động mà chính quyền xã, các ban, ngành, đoàn thể đã chủ động phòng, chống và đưa ra các phương án cho dập dịch, không để bị động lúng túng. 

Ông Lê Minh Hoàng - Chủ tịch UBND xã Tân Thịnh cho biết: "Cấp ủy, chính quyền đã chỉ đạo quyết liệt đến trưởng thôn, cán bộ chuyên môn và các đoàn thể chính trị thường xuyên tăng cường xuống cơ sở nắm bắt tình hình, đặc biệt là những hộ chăn nuôi lớn; tuyên truyền đến người chăn nuôi khi phát hiện lợn ốm phải báo cáo ngay để cử cán bộ thú y xuống kiểm tra, xử lý”. 


Các hộ chăn nuôi xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái tham gia lớp tập huấn phòng chống và nhận biết bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Ngoài những phương án ứng phó được đặt ra trong kịch bản, chính quyền thành phố cũng đang có những giải pháp cụ thể như nắm bắt tình hình chăn nuôi đến từng hộ, từng cơ sở, chủ động tuần tra xử lý những trường hợp vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật, nhất là tuyên truyền vận động các hộ chăn nuôi không giấu dịch, tẩu tán gia súc mắc bệnh ra thị trường Ông Hoàng Quốc Cường - Phó Chủ tịch UBND thành phố Yên Bái cho biết: "UBND thành phố đã chỉ đạo các địa phương cần chủ động thông tin tuyên truyền, nắm bắt tình hình dịch bệnh, các biến động trong chăn nuôi, nhất là việc chủ động cung cấp thông tin dịch bệnh, yêu cầu người dân cam kết thực hiện "5 không”. 

Vi rút BDTLCP tuy không lây sang người, nhưng trong điều kiện thuận lợi, loại vi rút này có thể phát tán rất nhanh do có độc lực cao, khiến cho lợn chết nhanh; đặc biệt hiện chưa có vắc - xin phòng và thuốc điều trị. Điều này dẫn tới thiệt hại lớn cho người chăn nuôi, ngoài ra còn gây ra nhiều hệ lụy khác. Thực tế đã có nhiều hộ trắng tay sau "bão” dịch. Công tác phòng chống dịch và tổ chức tiêu hủy nếu dịch lây nhiễm trên diện rộng cũng đặt ra nhiều khó khăn. 

Bà Phạm Mai Phương - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ phát triển nông nghiệp thành phố cho biết: "Chúng tôi đã đề nghị UBND các xã, phường phải bố trí đầy đủ nhân lực, vật lực, phương tiện vận chuyển và xác định trước các vị trí, địa điểm có thể đào hố tiêu hủy nếu có dịch xảy ra. Thành phố là địa phương có ít quỹ đất, nhất là tại các phường nên Trung tâm đã làm việc với Công ty môi trường Nam Thành để xử lý đàn lợn nếu dịch xảy ra trên diện rộng”. 

Hiện thành phố Yên Bái có trên 1.200 hộ chăn nuôi lợn với tổng đàn lợn trên 25.000 con, trong đó có 4 trang trại chăn nuôi với quy mô công nghiệp, gần 100 hộ chăn nuôi với quy mô từ 50 con trở lên, còn lại là chăn nuôi nhỏ lẻ không những vậy thành phố còn là địa bàn có đầu mối giao lưu lớn, vì thế dịch bệnh rất dễ lây nhiễm bùng phát. 

Do đó, cùng với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, ngành chức năng, thì người chăn nuôi cũng cần chủ động, phối hợp với cơ quan chuyên môn trong việc phòng, chống dịch bệnh, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhiễm vào địa bàn thành phố.

Hồng Duyên

Tags Yên Bái Trấn Yên Văn Chấn tả lợn châu Phí

Các tin khác
Ảnh minh họa

Lực lượng chức năng huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La vừa tiêu huỷ hơn 8 tấn lợn hơi bị dịch tả lợn châu Phi.

Theo Bộ NN&PTNT, cả nước đã đủ điều kiện để tái đàn lợn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước có 96% số xã không còn dịch tả lợn châu Phi, bảo đảm các điều kiện cho việc tổ chức tăng và tái đàn lợn.

Phun thuốc tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi lợn

Ngày 5/11, UBND tỉnh Yên Bái đã có Văn bản 3460/UBND – NLN về việc tập trung chỉ đạo, kiểm soát, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi tái phát, lây lan trên địa bàn tỉnh.

Người chăn nuôi cần thường xuyên phun thuốc khử trùng, rắc vôi bột quanh khu vực chuồng trại.

Sau nhiều tháng công bố hết dịch, tháng 9 vừa qua, tại một số địa phương trên địa bàn thành phố Yên Bái, dịch tả lợn châu Phi đã tái phát, gây thiệt hại kinh tế cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục