Thêm 3 xã có dịch tả lợn châu Phi, Lục Yên lưu tâm khâu kiểm dịch và truyền thông

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/5/2019 | 3:23:53 PM

YênBái - Những ngày qua trên địa bàn huyện Lục Yên tiếp tục phát sinh những ổ dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) mới tại ba xã Khai Trung, Tân Phượng, Lâm Thượng. Chính quyền các cấp và ngành chức năng, người dân đang căng mình dập dịch.

Đồng chí Hoàng Xuân Đán - Phó chủ tịch UBND huyện chỉ đạo công tác tiêu hủy lợn bị dịch tả lượn Châu Phi tại xã Khai Trung.
Đồng chí Hoàng Xuân Đán - Phó chủ tịch UBND huyện chỉ đạo công tác tiêu hủy lợn bị dịch tả lượn Châu Phi tại xã Khai Trung.

Xã Khai Trung nằm biệt lập với các địa phương khác trong huyện, vốn rất ít khi xuất hiện những loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Thế nhưng, lần này DTLCP đã phát sinh bùng phát. 

Đầu tiên, dịch xuất hiện ở 2 hộ, khi mua gom hàng chục con lợn giống ở tỉnh Vĩnh Phúc, tiếp đến thêm 3 hộ nữa, khi mua lợn trôi nổi ở chợ phiên. Vốn là hộ chăn nuôi lâu năm và cũng chưa bao giờ đàn lợn bị dịch bệnh, theo thói quen, anh Hoàng Kim Dẫn, ở thôn Giáp Luồng, sau mỗi lứa lợn xuất chuồng, đã trực tiếp xuống các cơ sở chăn nuôi lợn giống ở tận Vĩnh Phúc tìm mua lợn giống. Lần mua này được chủ cơ sở giới thiệu giống tốt, giá cả lại hợp lý nên anh đã quyết định mua 53 con về nuôi. 

Chỉ 3 ngày sau (từ ngày 10/5), 7 con, rồi 10 con đã có biểu hiện ốm chết và gia đình tự tiêu hủy, đến ngày 21/5 sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với DTLCP, số lợn còn lại gồm 40 lợn giống và 6 con lợn thịt có biểu hiện nhiễm bệnh, buộc phải tiêu hủy. 

Anh Hoàng Kim Dẫn, thôn Giáp Luồng cho biết: "Do gia đình chủ quan mua giống lợn từ nơi khác về nay bị thiệt hại nên gia đình sẽ tiêu hủy toàn bộ số lợn hiện có”.

Ông Vi Kim Ngọc - Chủ tịch UBND xã Khai Trung nói: "Trước tình hình hiện tại, chúng tôi tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, không cho lưu thông, vận chuyển vào địa bàn để tránh lây lan ra diện rộng”.

Lục Yên cũng vừa trải qua đợt dịch lở mồm long mong nên công tác chống DTLCP lây lan được huyện rất quyết tâm. Từ khi phát hiện ổ dịch đầu tiên tại một hộ gia đình ở thôn Cốc Bó, xã Liễu Đô, đến nhiều hộ chăn nuôi khác ở các xã vùng cao, số lượng lợn nhiễm bệnh DTLCP bị tiêu hủy tiếp tục tăng lên 185 con, với tổng trọng lượng lên tới hơn 8 tấn tại 4 xã Liễu Đô, Khai Trung, Lâm Thượng và Tân Phượng. 

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, trong nhiều giải pháp, UBND Lục Yên đã và đang đặc biệt lưu tâm tới khâu kiểm dịch và truyền thông, nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền trước những diễn biến của DTLCP; đẩy mạnh việc tuyên truyền sâu rộng tới từng người dân, nhất là các tổ chức, cá nhân chăn nuôi, buôn bán, giết mổ lợn để người dân nắm chắc, hiểu rõ về mối nguy hại, cơ chế lây truyền, biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP và các chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân không chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của cấp có thẩm quyền trong phòng, chống dịch bệnh. 

Qua đó nhằm tạo sự thống nhất của cả hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn. 

Huyện cũng đang tập trung chỉ đạo UBND các cấp, các ngành chức năng bố trí đầy đủ lực lượng, tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc mua, bán, vận chuyển động vật và các sản phẩm từ động vật ra, vào địa bàn, giữa các địa phương chưa có dịch và địa bàn đã phát sinh ổ dịch; phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh thực hiện việc kiểm dịch, xác nhận đối với lợn khỏe mạnh, rõ nguồn gốc, đủ điều kiện xuất bán, tiêu thụ để tháo gỡ khó khăn cho các hộ, cơ sở chăn nuôi.

Khắc Điệp (Trung tâm TT&VH Lục Yên)

Tags Lục Yên dịch tả lợn châu Phi chăn nuôi giết mổ vận chuyển lợn

Các tin khác
Ảnh minh họa

Lực lượng chức năng huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La vừa tiêu huỷ hơn 8 tấn lợn hơi bị dịch tả lợn châu Phi.

Theo Bộ NN&PTNT, cả nước đã đủ điều kiện để tái đàn lợn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước có 96% số xã không còn dịch tả lợn châu Phi, bảo đảm các điều kiện cho việc tổ chức tăng và tái đàn lợn.

Phun thuốc tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi lợn

Ngày 5/11, UBND tỉnh Yên Bái đã có Văn bản 3460/UBND – NLN về việc tập trung chỉ đạo, kiểm soát, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi tái phát, lây lan trên địa bàn tỉnh.

Người chăn nuôi cần thường xuyên phun thuốc khử trùng, rắc vôi bột quanh khu vực chuồng trại.

Sau nhiều tháng công bố hết dịch, tháng 9 vừa qua, tại một số địa phương trên địa bàn thành phố Yên Bái, dịch tả lợn châu Phi đã tái phát, gây thiệt hại kinh tế cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục