Hưng Khánh tập trung khống chế dịch

  • Cập nhật: Thứ hai, 17/6/2019 | 7:55:46 AM

YênBái - Xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên có ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đầu tiên xuất hiện ngày 25/5 tại hộ bà Phạm Thị Hằng ở thôn Khe Năm. Từ đó đến nay, địa phương đã tập trung khống chế ổ dịch, không để bệnh dịch lây lan.

Ông Lê Văn Hùng ở thôn Khe Năm phun tiêu độc khử trùng từ ngõ giáp quốc lộ 37 đến khu vực chăn nuôi cách 30 mét.
Ông Lê Văn Hùng ở thôn Khe Năm phun tiêu độc khử trùng từ ngõ giáp quốc lộ 37 đến khu vực chăn nuôi cách 30 mét.

Tổ tự quản phòng chống bệnh DTLCP thôn Khe Năm được thành lập ngay sau khi có dịch trong thôn do Trưởng thôn làm Tổ trưởng. Nhận thông tin thôn có dịch từ ông Vũ Văn Hồng - Trưởng thôn thông báo, vợ chồng ông bà Lê Văn Hùng và Đỗ Thị Lành đã tăng cường việc vệ sinh môi trường, phun tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi. 

Hàng ngày, ông bà phun tiêu độc khử trùng một lần từ ngoài ngõ giáp quốc lộ 37 vào đến khu vực chăn nuôi cách 30 mét và rắc vôi bột xung quanh chuồng. Gia đình hiện có 17 con lợn với 3 con nái chuẩn bị đẻ, 14 con lợn thịt khoảng 30 - 40 kg/con. 

Bà Đỗ Thị Lành cho biết: "Biết có dịch ở thôn, nhà tôi càng quan tâm hơn đến việc rắc vôi bột và phun tiêu độc khử trùng. Độ nửa tháng nay đã rắc hết gần 1,5 tạ vôi bột và ngoài thuốc sát trùng Han-Iodine 10% được cấp thì gia đình còn tự mua thêm”. 

Theo ông Vũ Văn Hồng - Trưởng thôn Khe Năm, cả thôn qua rà roát đến ngày 10/6 có 11 hộ nuôi lợn, tổng đàn là 170 con. Thôn đã nhanh chóng thông tin đến các hộ chăn nuôi về tình hình dịch bệnh trong thôn, việc tiến hành tiêu hủy lợn bệnh, thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng, phải kịp thời báo ngay nếu đàn lợn có biểu hiện nghi mắc bệnh, đặc biệt không được giết mổ và tiêu thụ, buôn bán, vận chuyển lợn ra, vào thôn theo qui định của xã. 

Trưởng thôn Khe Năm khẳng định trong các hình thức tuyên truyền thì hiệu quả nhất là trực tiếp đi tới từng hộ cùng với nắm bắt, theo dõi tình hình thực tế. 

Ông Vũ Văn Hồng nói: "Do thôn chỉ có 11 hộ chăn nuôi nên việc này cũng không khó khăn đối với tôi. Các hộ đều chấp hành tốt các qui định của thôn, của xã đến thời điểm này. Là thôn có dịch nên chúng tôi ý thức rõ phải hết sức tránh việc để lây lan mầm bệnh ra bên ngoài”.

Tập trung thực hiện các biện pháp để khống chế ổ dịch, không để lây lan, đối với quá trình thực hiện tiêu hủy toàn bộ đàn lợn mắc bệnh DTLCP của gia đình bà Phạm Thị Hằng ở thôn Khe Năm, xã Hưng Khánh đã tiến hành đúng hướng dẫn kỹ thuật của cơ quan chuyên môn và quy định về sự giám sát, phương tiện, vật tư, địa điểm, thời gian, vệ sinh... 

Đồng chí Hà Thị Thanh Huyền - cán bộ khuyến nông xã Hưng Khánh cho biết: "Tổ chức thực hiện tiêu hủy ngay tại hộ gia đình có lợn mắc bệnh khi bảo đảm các điều kiện theo qui định là tốt nhất vì như vậy có thể hạn chế được sự lây lan của mầm bệnh trong quá trình vận chuyển”. 

Đến nay, xã Hưng Khánh đã cho rà soát lại toàn bộ số hộ chăn nuôi, số lượng đầu lợn với tổng số 252 hộ nuôi 1.472 con lợn. Cùng với chỉ đạo các thôn tiếp tục tuyên truyền các hộ chăn nuôi thực hiện tốt việc vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng chuồng trại, địa phương tiến hành đồng bộ các biện pháp khác như: tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh và loa di động bằng xe máy đến xóm ngõ của các thôn vào buổi trưa, buổi chiều hàng ngày; thường xuyên thông báo, tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm tra 10 hộ bán thịt lợn ở chợ đầu mối của xã; sau các phiên họp chợ đều tổ chức phun tiêu độc khử trùng… 

Bên cạnh những hộ có ý thức chủ động phòng chống dịch, bảo vệ đàn vật nuôi cũng còn có hộ chưa thật sự quan tâm vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng chuồng trại nên công tác tuyên truyền phải tiếp tục thực hiện thường xuyên. 

Đồng chí Trần Văn Tam - Chủ tịch UBND xã Hưng Khánh đề xuất: "Địa phương đề nghị được lập chốt kiểm dịch trên quốc lộ 37 đoạn đi qua địa bàn xã đồng thời được tiếp tục cấp thuốc phun tiêu độc khử trùng để khống chế bệnh dịch”.

Nguyễn Thơm

Tags Hưng Khánh tả lợn châu Phi dịch chốt kiểm dịch

Các tin khác
Ảnh minh họa

Lực lượng chức năng huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La vừa tiêu huỷ hơn 8 tấn lợn hơi bị dịch tả lợn châu Phi.

Theo Bộ NN&PTNT, cả nước đã đủ điều kiện để tái đàn lợn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước có 96% số xã không còn dịch tả lợn châu Phi, bảo đảm các điều kiện cho việc tổ chức tăng và tái đàn lợn.

Phun thuốc tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi lợn

Ngày 5/11, UBND tỉnh Yên Bái đã có Văn bản 3460/UBND – NLN về việc tập trung chỉ đạo, kiểm soát, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi tái phát, lây lan trên địa bàn tỉnh.

Người chăn nuôi cần thường xuyên phun thuốc khử trùng, rắc vôi bột quanh khu vực chuồng trại.

Sau nhiều tháng công bố hết dịch, tháng 9 vừa qua, tại một số địa phương trên địa bàn thành phố Yên Bái, dịch tả lợn châu Phi đã tái phát, gây thiệt hại kinh tế cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục