Bến Tre là tỉnh thứ 61 xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi

  • Cập nhật: Thứ tư, 3/7/2019 | 9:19:55 AM

Tính đến sáng 2/7, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở 61 tỉnh, thành trên cả nước. Bến Tre là tỉnh cuối cùng ở Đồng bằng sông Cửu Long nhiễm dịch tả heo châu Phi.

Ngành chức năng tiến hành tiêu hủy toàn bộ đàn lợn bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
của gia đình ông Nguyễn Văn Tiễn
Ngành chức năng tiến hành tiêu hủy toàn bộ đàn lợn bị nhiễm dịch tả heo châu Phi của gia đình ông Nguyễn Văn Tiễn

Ngày 2/7, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Cao Văn Trọng cho biết, địa phương vừa xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi ở ấp 1A, xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm (Bến Tre), với tổng đàn 54 con. Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành tiêu hủy và thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm tránh lây lan.

Trước đó, ngày 1/7, đàn lợn 54 con của hộ ông Nguyễn Văn Tiễn (ngụ ấp 1A, xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) có biểu hiện mắc bệnh và chết hai con lợn nái. Gia đình và cơ quan thú y địa phương đã tiến hành chôn số lợn này và lấy mẫu gửi xét nghiệm.

Theo kết quả xét nghiệm của Chi cục Thú y vùng VI, đàn lợn của hộ ông Nguyễn Văn Tiễn dương tính với virus dịch tả lợn châu Phi.

Sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus tả lợn châu Phi, UBND tỉnh Bến Tre, ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương đã khẩn trương thực hiện các giải pháp theo kịch bản phòng, chống dịch tả lợn châu Phi đã xây dựng trước đó.

Cụ thể, sáng 2/7, cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy toàn bộ đàn lợn của gia đình ông Nguyễn Văn Tiễn, với trọng lượng 3.582kg; đồng thời, tiến hành tiêu độc, khử trùng, phun xịt và tiêu hủy thức ăn chăn nuôi thừa, vận chuyển các phương tiện, vật tư phục vụ chống dịch…

Chiều 2/7, UBND tỉnh Bến Tre tổ chức hội nghị triển khai khẩn cấp các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi đang xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Hữu Lập, đề nghị lãnh đạo các địa phương trong tỉnh phải xác định nhiệm vụ phòng, chống dịch tả lợn châu Phi là nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm; đồng thời dồn sức của cả hệ thống chính trị để thực hiện chống dịch, đặc biệt là ở huyện Giồng Trôm.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre đề nghị ngoài việc tiêu độc, khử trùng cần thường xuyên kiểm tra các lò giết mổ; tuyên truyền giảm lượng đàn lợn trong dân và phát triển nuôi các đối tượng gia súc ăn cỏ, gia cầm.

Riêng đối với ổ dịch tả lợn châu Phi ở xã Thạnh Phú Đông, lập các chốt kiểm soát dịch bệnh mới trên địa bàn huyện Giồng Trôm cũng như tăng cường kiểm tra các chốt kiểm dịch đã lập trước đó; kiểm tra các bến đò ở các địa phương… 

UBND tỉnh cũng yêu cầu Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tổ chức tiêu độc khử trùng kiểm soát dịch bệnh đối xã Thạnh Phú Đông. Ngoài ra, chi cục tăng cường kiểm soát giết mổ và vận chuyển trong vùng dịch, giám sát chặt chẽ dịch và công khai tuyên truyền cho người chăn nuôi hiểu đúng về dịch bệnh...

Như vậy, tính đến sáng 2/7, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở 61 tỉnh, thành trên cả nước, Bến Tre là tỉnh cuối cùng ở Đồng bằng sông Cửu Long nhiễm dịch tả heo châu Phi.

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Lực lượng chức năng huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La vừa tiêu huỷ hơn 8 tấn lợn hơi bị dịch tả lợn châu Phi.

Theo Bộ NN&PTNT, cả nước đã đủ điều kiện để tái đàn lợn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước có 96% số xã không còn dịch tả lợn châu Phi, bảo đảm các điều kiện cho việc tổ chức tăng và tái đàn lợn.

Phun thuốc tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi lợn

Ngày 5/11, UBND tỉnh Yên Bái đã có Văn bản 3460/UBND – NLN về việc tập trung chỉ đạo, kiểm soát, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi tái phát, lây lan trên địa bàn tỉnh.

Người chăn nuôi cần thường xuyên phun thuốc khử trùng, rắc vôi bột quanh khu vực chuồng trại.

Sau nhiều tháng công bố hết dịch, tháng 9 vừa qua, tại một số địa phương trên địa bàn thành phố Yên Bái, dịch tả lợn châu Phi đã tái phát, gây thiệt hại kinh tế cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục