Yên Bái: Linh hoạt, sát thực tế để giảm thiểu thiệt hại

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/8/2019 | 11:14:40 AM

YênBái - Hơn 3 tháng tính từ khi BDTLCP xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh, 4.738 con lợn đã nhiễm bệnh, tiêu hủy 8.216 con, trọng lượng 384.591 kg. Theo số liệu này, số lợn mắc bệnh chỉ gần bằng ½ số lợn buộc phải tiêu hủy. Số lợn buộc phải tiêu hủy lớn đã gây ảnh hưởng lớn về mặt kinh tế, xã hội, môi trường. Từ thực tế, đặt ra vấn đề là công tác phòng chống phải linh hoạt, sát thực tiễn để giảm thiểu thiệt hại...

Đàn lợn nhà ông Tạ Minh Tân ở thôn Khả Lĩnh, xã Đại Minh, huyện Yên Bình hiện nay vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.
Đàn lợn nhà ông Tạ Minh Tân ở thôn Khả Lĩnh, xã Đại Minh, huyện Yên Bình hiện nay vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.

Trước đây, khi bệnh dịch xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh, theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hộ nào có lợn mắc bệnh dịch thì tiêu hủy tất cả số lợn nuôi của hộ đó để tránh sự lây lan. Do đó, nhiều hộ chỉ có vài con hoặc vài chục con bị nhiễm bệnh của 1 ô chuồng trong số hàng trăm con lợn, ở nhiều ô chuồng, dãy chuồng khác nhau nhưng đều bị tiêu hủy. 

Hộ gia đình anh Phạm Ngọc Hưng ở tổ dân phố 3, thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn ngày 5/5 có 56 con lợn mắc bệnh, nhưng cả đàn lợn 239 con được nuôi ở nhiều ô chuồng và các dãy chuồng khác nhau đều phải tiêu hủy. 

Chị Nguyễn Thị Thảo - vợ anh Hưng xót xa: "Đàn lợn nhiều con vẫn khỏe mạnh, khi chuyển đàn lợn đi tiêu hủy, bố mẹ tôi và tôi không dám nhìn đàn lợn, cả gia tài là đàn lợn mà bỗng chốc tan biến”. 

Hộ nhà ông Tạ Minh Tân ở thôn Khả Lĩnh, xã Đại Minh, huyện Yên Bình có 1 con lợn nái ốm chết ngày 29/6. Ông thông báo với chính quyền địa phương về lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính với BDTLCP, vậy là đàn lợn 52 con, trong đó có 7 con nái và 1 con lợn đực giống bị tiêu hủy.

Ông Tạ Minh Tân chia sẻ: "Nhìn đàn lợn bị tiêu hủy, tôi xót lắm! Gia đình còn hơn 70 con lợn thịt và 2 con lợn nái nuôi ở 1 dãy chuồng khác nên tôi đã xin giữ lại nuôi và cam kết nếu chúng bị nhiễm dịch bệnh thì gia đình tự nguyện tiêu hủy và đã thuê luôn máy xúc đào hố sẵn”. 

Sau đó, ông Tân áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp phòng bệnh nên đến thời điểm này, đã hơn 1 tháng trôi qua, đàn lợn của gia đình ông vẫn khỏe mạnh và lớn nhanh. Lợn đến kỳ xuất chuồng, ông Tân lấy mẫu gửi xét nghiệm và kết quả xét nghiệm âm tính với BDTLCP. Có kết quả âm tính với BDTLCP, nên từ ngày 5 - 8/8, gia đình ông đã xuất bán 50 con lợn, trọng lượng gần 4,5 tấn với giá 39.000 đồng/kg. 

Ông phấn khởi: "Nếu không xin giữ để nuôi có phải giờ mất gần 20 triệu đồng không. Giữ lại nuôi đàn lợn này, gia đình tôi phải tăng cường công tác bảo vệ, phun khử trùng ngày 3 - 4 lần, rắc vôi bột xung quanh khu chăn nuôi và cấm tuyệt đối người lạ ra vào khu vực này. Mà kỳ diệu thật, hơn chục con lợn con được tách ra khỏi mẹ nó cách ngày đàn lợn nhiễm dịch khoảng 5 hôm, nay đang sống khỏe, ăn khỏe và lớn nhanh”.

Ông Đặng Bình Nguyên - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y:

Từ khi thực hiện theo Văn bản 5169 ngày 22/7/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số lợn phải tiêu hủy trên địa bàn tỉnh đã giảm, cơ quan chuyên môn chỉ thực hiện tiêu hủy lợn mắc bệnh khi có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút BDTLCP. 
Từ trường hợp cụ thể là đàn lợn của gia đình ông Tạ Minh Tân, đặt ra vấn đề là công tác chống BDTLCP cần phải linh hoạt, làm sao tránh thiệt hại cho người chăn nuôi và cho Nhà nước ở mức có thể. Việc ban hành Văn bản 5169 thể hiện sự chậm chạp của cơ quan tham mưu và Bộ NN&PTNT, tuy chậm so với thực tế nhưng rất cần thiết. 

Tuy nhiên, BDTLCP là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, lây lan nhanh trên đàn lợn và xảy ra với mọi lứa tuổi, mọi loại lợn; bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%; virus gây ra bệnh dịch có sức đề kháng cao trong môi trường và hiện chưa có vắc xin và thuốc đặc trị. Vì vậy, khi người chăn nuôi được phép giữ lại những con lợn khỏe mạnh trong cùng ô chuồng có lợn nhiễm bệnh để nuôi thì cần phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, thường xuyên sát trùng tiêu độc và áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, ngăn chặn các đối tượng có thể mang mầm bệnh vào khu vực chăn nuôi. 

Ngày 22/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Văn bản số 5169/BNN-TY hướng dẫn bổ sung một số biện pháp phòng, chống BDTLCP. Về việc xử lý lợn tại hộ chăn nuôi có lợn mắc BDTLCP, văn bản nêu rõ: đối với lợn khỏe mạnh trong cùng ô chuồng, dãy chuồng với mắc bệnh, được lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm BDTLCP thì được nuôi cách ly hoặc giết mổ để tiêu thụ tại địa bàn cấp huyện; đối với lợn khỏe mạnh tại ô chuồng, dãy chuồng chưa có lợn mắc bệnh, được lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm BDTLCP nếu có nhu cầu giết mổ thì được giết mổ để tiêu thụ thuộc địa bàn cấp huyện, trường hợp có nhu cầu để nuôi, được vận chuyển đến nơi khác thuộc phạm vi địa bàn cấp tỉnh để nuôi với sự giám sát của thú y địa phương. 
Hồng Duyên

Tags Yên Bái BDTLCP phòng chống

Các tin khác
Ảnh minh họa

Lực lượng chức năng huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La vừa tiêu huỷ hơn 8 tấn lợn hơi bị dịch tả lợn châu Phi.

Theo Bộ NN&PTNT, cả nước đã đủ điều kiện để tái đàn lợn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước có 96% số xã không còn dịch tả lợn châu Phi, bảo đảm các điều kiện cho việc tổ chức tăng và tái đàn lợn.

Phun thuốc tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi lợn

Ngày 5/11, UBND tỉnh Yên Bái đã có Văn bản 3460/UBND – NLN về việc tập trung chỉ đạo, kiểm soát, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi tái phát, lây lan trên địa bàn tỉnh.

Người chăn nuôi cần thường xuyên phun thuốc khử trùng, rắc vôi bột quanh khu vực chuồng trại.

Sau nhiều tháng công bố hết dịch, tháng 9 vừa qua, tại một số địa phương trên địa bàn thành phố Yên Bái, dịch tả lợn châu Phi đã tái phát, gây thiệt hại kinh tế cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục