Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh Yên Bái bàn giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

  • Cập nhật: Thứ tư, 4/9/2019 | 1:50:18 PM

YênBái - Sáng 4/9, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (BDTLCP) sau 4 tháng dịch xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh; bàn các giải pháp phấn đấu đến 30/9 khống chế hoàn toàn được dịch bệnh.

Đồng chí guyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh phát biểu chỉ đạo hội nghị
Đồng chí guyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh phát biểu chỉ đạo hội nghị

Đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng can Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh chủ trì Hội nghị.


Sau 4 tháng BDTLCP bùng phát trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đến ngày 02/9/2019 dịch đã xảy ra tại 2.370 hộ; 315 thôn, bản, tổ dân phố; 103 xã, phường, thị trấn của 9/9 huyện, thị xã, thành phố. Tổng số lợn mắc bệnh là 10.375 con, tiêu hủy 13.623 con với trọng lượng trên 636 tấn, chiếm 2,9 % tổng đàn lợn. 

Đến nay đã có 32 xã qua 30 ngày không có thêm lợn mắc bệnh, 71 xã đang có dịch, trong đó 17 xã qua 30 ngày tái phát dịch. 

Yên Bái đã tập trung tổ chức tốt công tác phòng chống dịch bệnh, nhiều huyện đã dần khống chế được dịch. Các trang trại chăn nuôi quy mô lớn đên nay vần an toàn trước DTLCP. Đánh giá chung, đến nay dịch có xu hướng giảm nhưng vẫn còn diễn biến rất phức tạp. 

Nguyên nhân được xác định là do không kiểm soát được triệt để các hoạt động của con người, phương tiện ra, vào vùng dịch, dẫn đến làm lây nhiễm và phát tán dịch bệnh; quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa tuân thủ quy trình chăn nuôi an toàn, khép kín; người chăn nuôi còn sử dụng thức ăn tận dụng, thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt; việc giết mổ lợn không kiểm soát được triệt để, trong khi đó lực lượng thú y lại mỏng. 

Tại Hội nghị này, các ngành chức năng và địa phương đã tham gia đóng góp 15 ý kiến vào giải pháp chỉ đạo, thực hiện phòng chống BDTLCP, phấn đấu đến 30/9 sẽ khống chế hoàn toàn DTLCP, hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch; trong đó tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, giết mổ, buôn bán thịt lợn, lợn ra vào địa bàn; tổ chức phun tiêu độc khử trùng; tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, truyền thông của tỉnh để nâng cao nhận thức cho người dân trong chăn nuôi; triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy... 


Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Khánh yêu cầu các ngành, địa phương tiếp tục bám sát các văn bản chỉ đạo của trên để thực hiện đồng bộ các giải pháp khống chế BDTLCP như: bao vây, xử lý triệt để các ổ dịch; duy trì hoạt động có hiệu quả các chốt kiểm soát dịch bệnh; tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm soát để ngăn chặn các nguy cơ lây nhiễm bệnh; tổ chức phun tiêu độc, vệ sinh khử trùng môi trường; lực lượng tiêu hủy đảm bảo an toàn khâu tiêu độc khử trùng khi tiêu hủy lợn. 

Làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi về DTLCP và các biện pháp phòng, chống; nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương; các địa phương cần ngăn chặn hiện tượng vứt xác lợn bệnh ra ngoài môi trường; tiếp tục tiêm vắc xin phòng chống các dịch bệnh thông thường trên đàn lợn.

Thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ công tác phòng, chống dịch và hộ nuôi bị thiệt hại; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi khác bù sản lượng và giá trị thiếu hụt do DTLCP.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các địa phương, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các địa phương thực hiện các biện pháp đồng bộ phòng, chống dịch bệnh; trọng tâm là các địa phương phát sinh nhiều ổ dịch mới, khó kiểm soát dịch bệnh. 

Trong đó, cần xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; hướng dẫn tái đàn ở những vùng dịch đã qua 30 ngày không tái phát, đủ điều kiện đảm bảo các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chú ý chất lượng và nguồn gốc con giống sạch bệnh… 

Các địa phương đang còn dịch cần thực hiện quyết liệt hơn nữa các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở; xử lý triệt để các ổ dịch; kiểm soát tốt các nguy cơ lây lan, phát sinh thêm ổ dịch; kiểm soát chặt chẽ vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn ra, vào ổ dịch; quản lý hoạt động của cơ sở giết mổ, việc nhập/xuất lợn để giết mổ tại các cơ sở này. 

Đối với các địa phương đã qua 30 ngày không phát sinh thêm lợn mắc bệnh tiếp tục chủ động các biện pháp vệ sinh phòng dịch; khôi phục lại chăn nuôi trong thời gian tới; tiếp tục thực hiện vệ sinh, phun tiêu độc khử trùng cơ sở chăn nuôi, chuồng nuôi nhốt lợn, dụng cụ, phương tiện vận chuyển lợn, các chốt kiểm soát dịch bệnh. 

Đối với các xã chưa bị dịch bệnh, các hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ tái đàn phải đảm bảo con giống rõ nguồn gốc tuy nhiên cần chuyển hướng dần chăn nuôi lợn nhỏ lẻ sang chăn nuôi chăn nuôi các vật nuôi khác như chăn nuôi gia cầm, tăng số lứa nuôi tối đa để tăng sản lượng, giá trị chăn nuôi, hoặc chuyển dần sang chăn nuôi lợn tập trung quy mô lớn có kiểm soát; thực hiện nghiêm ngặt việc ra vào khu chăn nuôi; áp dụng quy trình, các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học...

Đồng chí cũng yêu cầu các sở, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật của tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị liên quan tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả công tác phòng, chống dịch.

 Hồng Duyên

Các tin khác
Ảnh minh họa

Lực lượng chức năng huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La vừa tiêu huỷ hơn 8 tấn lợn hơi bị dịch tả lợn châu Phi.

Theo Bộ NN&PTNT, cả nước đã đủ điều kiện để tái đàn lợn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước có 96% số xã không còn dịch tả lợn châu Phi, bảo đảm các điều kiện cho việc tổ chức tăng và tái đàn lợn.

Phun thuốc tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi lợn

Ngày 5/11, UBND tỉnh Yên Bái đã có Văn bản 3460/UBND – NLN về việc tập trung chỉ đạo, kiểm soát, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi tái phát, lây lan trên địa bàn tỉnh.

Người chăn nuôi cần thường xuyên phun thuốc khử trùng, rắc vôi bột quanh khu vực chuồng trại.

Sau nhiều tháng công bố hết dịch, tháng 9 vừa qua, tại một số địa phương trên địa bàn thành phố Yên Bái, dịch tả lợn châu Phi đã tái phát, gây thiệt hại kinh tế cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục