Trong khó khăn càng phải bình tĩnh

  • Cập nhật: Thứ tư, 4/3/2020 | 8:22:25 AM

YênBái - Giữa lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, cả hệ thống chính trị, toàn dân phải nâng cao ý thức trách nhiệm, phải chung tay phòng chống dịch bệnh, đúng tinh thần “chống dịch như chống giặc” mà Thủ tướng đã nêu.

Trong bối cảnh ấy, ngành y tế rất khó khăn, vất vả và nguy hiểm. Sự nỗ lực của các thầy thuốc thật đáng ghi nhận và khâm phục. Các ngành khác cũng rất cố gắng, trong đó có ngành giáo dục. Bệnh dịch như thế, cho học sinh nghỉ là chủ trương đúng. Trò nghỉ nhưng thầy vẫn đến trường, nào vệ sinh trường lớp, nào bồi dưỡng chuyên môn, nào dạy trực tuyến. 

Các biện pháp này đều rất hay và phù hợp với cuộc cách mạng 4.0 nhưng nhiều vấn đề cần giải quyết như: giáo án, giáo trình, phương pháp… chưa thuần thục, không phải môn học nào cũng có thể dạy qua Internet và không phải gia đình nào cũng có điện thoại thông minh, máy tính bảng, mạng wifi… Chưa kể, bậc học mầm non thì dạy hát, dạy múa, dạy ăn, dạy nói… thế nào và với trẻ 3, 4, 5 tuổi, lấy đâu bài tập mà giao.

Câu hỏi đặt ra lúc này là nghỉ học cả tháng nay thì làm thế nào để dạy đủ chương trình đã ấn định? Chủ trương kéo dài thời gian năm học cũng rất hợp lý nhưng thực hiện như vậy thì thời gian nghỉ hè, nghỉ phép của các thầy cô sẽ tính như thế nào? Có lẽ, các thầy cô sẵn sàng làm thêm hè để dạy cho hết chương trình, ủng hộ phương án nghỉ học để đảm bảo an toàn cho học sinh là điều quan trọng nhất nhưng các nhà quản lý giáo dục đang phải chịu rất nhiều áp lực từ phía dư luận xã hội với hàng loạt các câu hỏi như: "Đã an toàn chưa mà cho trẻ đi học?”; "Cho con trẻ nghỉ học, lấy ai dạy bảo, trông coi?”; "Nghỉ nhiều nên học sinh tiểu học quên đọc, quên chữ”; "Lo lắng quá! Các con đang cuối cấp, thi cử đến nơi, nghỉ thế này thì hổng hết kiến thức”…

Tôi đang mải suy nghĩ thì con gái đưa 2 đứa cháu ngoại đến nhờ trông hộ; cô con dâu làm nghề giáo viên vội vàng chào bố để lên trường vì hôm nay có đoàn kiểm tra, trong khi cháu nội đang đòi mẹ cho mượn điện thoại để làm bài tập cô giao…

"Thôi, dịch bệnh nguy hiểm đang lan rộng ra mấy chục nước trên thế giới, nước mình phòng chống được như vậy là giỏi rồi, tuy không thể chủ quan. Mình là người dân, cố gắng chấp hành chủ trương, chính sách của cấp trên, rồi đâu sẽ có đó” – tôi cũng chỉ biết động viên con cháu đến vậy rồi mở báo ra xem diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19 hôm nay thế nào, Chính phủ, Bộ Y tế, tỉnh nhà có sự chỉ đạo ra sao, nắm được để thực hiện cho đúng.

Tấn Đạt

Các tin khác
Tâm dịch Sơn Lôi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc trước ngày dỡ bỏ lệnh phong toả.

Hiện nay, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) tại Việt Nam là gần 14.000 người.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In chủ trì cuộc họp nội các ở Seoul ngày 3/3/2020.

"Cuộc khủng hoảng ở Daegu và Bắc Gyeongsang đã đến cao điểm. Cả nước bước vào cuộc chiến chống lại dịch bệnh này", Tổng thống Moon Jae In tuyên bố.

Ảnh minh họa

Cơ quan Kiểm soát dịch bệnh Liên minh châu Âu đã nâng cảnh báo về mức độ rủi ro do dịch bệnh COVID-19 từ mức vừa phải lên mức cao.

Pháp hủy bỏ nhiều sự kiện văn hóa, thể thao trước nguy cơ bùng phát dịch Covid-19.

Tính đến sáng 3-3, hơn 90.000 ca nhiễm dịch Covid-19 đã được ghi nhận trên toàn cầu, với 3.087 trường hợp tử vong; 45.739 người bình phục và được xuất viện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục