Chuột thí nghiệm khỏe mạnh sau 10 ngày tiêm vaccine ngừa Covid-19

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/5/2020 | 2:13:58 PM

Việt Nam đã thành công bước đầu trong việc nghiên cứu dự tuyển vaccine Covid-19 và tiêm trên chuột.

Chuột thí nghiệm khỏe mạnh sau 10 ngày tiêm vaccine ngừa Covid-19 và tiếp tục được theo dõi đánh giá khả năng sinh kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.
Chuột thí nghiệm khỏe mạnh sau 10 ngày tiêm vaccine ngừa Covid-19 và tiếp tục được theo dõi đánh giá khả năng sinh kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.

Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH - Bộ Y tế) là đơn vị đầu tiên ở nước ta nghiên cứu thành công vaccine dự tuyển Covid-19 và bắt đầu tiêm thử nghiệm trên chuột.

TS Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch VABIOTECH cho biết, ngay từ cuối tháng 1 (thời điểm dịch bệnh bắt đầu bùng phát rất mạnh ở Vũ Hán), sau khi có trình tự gen từ các nhà khoa học Vũ Hán công bố, Công ty đã phối hợp với các nhà khoa học tại Đại học Bristol (Anh) để nghiên cứu vaccine Covid-19. Đối với việc việc phát triển vaccine, có nhiều lựa chọn khác nhau với các công nghệ như vector virus, tổng hợp gene DNA và RNA.

"Vector virus là hệ thống được cài đặt một hoặc nhiều vùng gene mã hóa vùng kháng nguyên mong muốn. Khi tiêm chủng, kháng nguyên protein sẽ được biểu hiện tương tác với vật chủ để tạo ra đáp ứng miễn dịch phòng tác nhân đích gây bệnh. Bước đầu tiên, phải kiểm tra được đoạn gene mình đã cài đặt có tính kháng nguyên hay không”- TS Đỗ Tuấn Đạt cho biết.

Theo TS Đỗ Tuấn Đạt, sau 10 ngày tiêm thử nghiệm vaccine, hiện đàn chuột khỏe mạnh. Đây có thể nói là thành công bước đầu của nghiên cứu và sẽ tiếp tục theo dõi các đáp ứng miễn dịch ở từng thời điểm. Quá trình này phải theo dõi theo từng ngày, để xem đáp ứng miễn dịch đến sớm hay muộn.

Công nghệ hoàn toàn mới chưa từng có ở Việt Nam

Được biết, nghiên cứu của Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 tiếp nhận một công nghệ hoàn toàn mới, chưa từng có ở Việt Nam. Theo TS Đỗ Tuấn Đạt, đối với vaccine Covid-19 cũng như các đại dịch khác, các nhà khoa học trên thế giới cũng tìm công nghệ mới chứ không phải áp dụng công nghệ sẵn có.

Hiện, Bộ Khoa học Công nghệ cũng có 4 đơn vị tham gia nghiên cứu vaccine, tuy nhiên, Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 là đơn vị đầu tiên thử trên chuột. "Đây là tiền đề, nhà phát minh nào cũng phải làm bước này để đánh giá kháng nguyên mình cài đặt có đáp ứng trên động vật hay không trước khi mình bắt tay vào làm vaccine thực sự”- TS Đạt cho biết.

Theo TS Đỗ Tuấn Đạt, trước khi sản xuất để tiêm sang người, vaccine đòi hỏi phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt.

"Với kinh nghiệm chúng tôi, nhanh nhất cũng phải 8-9 tháng nữa mới có được ứng viên vaccine để thành một vaccine hoàn chỉnh để thử nghiệm trên động vật trước, sau đó mới sang người. Chúng tôi cũng hy vọng rút ngắn được thời gian này và đang nỗ lực nghiên cứu để vaccine Covid-19 "made in Viet Nam” sớm ra đời”.

(Theo VOV)

Các tin khác
Các nhà khoa học tại Hà Lan phát hiện ra kháng thể có thể ngăn chặn SARS-CoV-2 thâm nhập vào các tế bào - Ảnh: Reuters

Việc phát hiện kháng thể ngăn chặn virus xâm nhập tế bào là bước đột phá hướng tới bào chế thành công thuốc điều trị bệnh nhân mắc COVID-19.

Ảnh minh họa.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Mỹ đã bổ sung khoản tiền trị giá 128 triệu USD cho hỗ trợ nhân đạo và y tế toàn cầu nhằm chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Ngày 6-5, Bộ Y tế phối hợp với Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) thực hiện và ra mắt video hướng dẫn những việc học …

Các lao động nước ngoài có thể bắt đầu được nhận tiền hỗ trợ sớm nhất ngay trong tháng 5 này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục