Trước khoản đầu tư này, Chính phủ Anh cũng đã tài trợ cho hai trường đại học là Đại học Oxford và Đại học Hoàng gia London 47 triệu bảng để triển khai nghiên cứu vắcxin chống COVID-19.
|
Ảnh minh họa.
|
Bộ trưởng Kinh doanh Anh Alok Sharma cho biết chính phủ nước này đã quyết định chi thêm 84 triệu bảng (102 triệu USD) để đẩy nhanh các nỗ lực thử nghiệm và sản xuất hàng loạt vắcxin COVID-19, vốn đang được các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford tiến hành.
Trong buổi họp báo ngày 17/5 tại Văn phòng Thủ tướng Anh, ông Sharma nhấn mạnh Anh là quê hương của hai trong số "những đơn vị tiên phong phát triển vắcxin" trên thế giới, đó là Đại học Oxford và Đại học Hoàng gia London.
Trước đó, Chính phủ Anh cũng đã tài trợ cho hai trường đại học này 47 triệu bảng để triển khai nghiên cứu vắcxin chống COVID-19. Theo ông Sharma, cả hai trường đại học trên đều đạt được "tiến bộ tốt" với "tốc độ chưa từng thấy."
Đầu tuần trước, Đại học Oxford đã triển khai tiêm liều vắcxin thử nghiệm đầu tiên cho các tình nguyện viên. Trong khi đó, Đại học Hoàng gia London cũng đã lên kế hoạch tiến hành thử nghiệm theo hai đợt: vào tháng 6 và tháng 10 tới.
Bộ trưởng Sharma cho biết Đại học Oxford đã thông qua thỏa thuận với công ty dược phẩm toàn cầu AstraZeneca để thương mại hóa và sản xuất vắcxin do trường này bào chế. Ông Sharma nêu rõ: "Điều này có nghĩa là nếu vắcxin được phát triển thành công, AstraZeneca sẽ sản xuất 30 triệu liều vắcxin cho Vương quốc Anh ngay từ tháng 9 tới, như một phần của thỏa thuận cung cấp tổng cộng 100 triệu liều." Ngoài ra, các loại vắcxin trên cũng có thể được cung cấp "cho các nước đang phát triển với chi phí thấp nhất có thể."
Chính phủ Anh cũng đã quyết định "bơm" thêm 93 triệu bảng để đẩy nhanh hoàn tất trung tâm "sản xuất và phát triển" vắcxin chuyên biệt vào năm 2021 - sớm hơn một năm so với kế hoạch. Trung tâm này đang được xây dựng ở Oxfordshire - Trung Nam nước Anh, với mục tiêu sản xuất đủ liều vắcxin phục vụ người dân Anh trong vòng 6 tháng.
Với 34.636 ca tử vong, Anh hiện vẫn là nước có số người chết vì COVID-19 cao nhất châu Âu và cao thứ hai thế giới, sau Mỹ.
(Theo Vietnam+)
Cuộc họp Đại hội đồng của WHO trong 2 ngày 18 và 19/5 sẽ không né tránh những vấn đề “gai góc” giữa lúc Mỹ-Trung gia tăng đối đầu.
Khẩu trang thực sự có lợi ích to lớn trong việc chống lây nhiễm virus SARs-CoV-2 gây COVID-19. Và lần đầu tiên, các nhà khoa học đã đưa ra bằng chứng cho điều đó.
Trong số các ca mắc COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 là 2 ca (chiếm 1%). Có 12 ca cho kết quả xét nghiệm âm tính lần 2 trở lên (chiếm 4%).
Giới chuyên gia y tế Trung Quốc vừa cảnh báo quốc gia Đông Á này có nguy cơ đối mặt với đợt tái bùng phát dịch Covid-19 do thiếu miễn dịch trong cộng đồng.