Mỹ công bố kết quả thử nghiệm vắc-xin chống COVID-19

  • Cập nhật: Thứ ba, 19/5/2020 | 10:17:30 AM

Công ty dược phẩm Moderna của Mỹ vừa công bố các kết quả thử nghiệm lâm sàng ban đầu về một loại vắc-xin được đánh giá là “có tiềm năng” trong việc đẩy lùi bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Mordena là công ty đầu tiên của Mỹ thử nghiệm vắc-xin chống COVID-19 trên người.
Mordena là công ty đầu tiên của Mỹ thử nghiệm vắc-xin chống COVID-19 trên người.

Đây là một thông tin tích cực trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã bước sang tháng thứ 5 liên tiếp, khiến hàng triệu người bị lây nhiễm và hàng nghìn người thiệt mạng ở khắp các châu lục trên thế giới.

Ngày 18/5, Công ty Mordena công bố dữ liệu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu cho thấy loại vắc-xin họ đang nghiên cứu có thể sinh ra kháng thể trên các tình nguyện viên khỏe mạnh. Công đoạn thử nghiệm này được tiến hành từ tháng 3/2020, phối hợp với Viện Y tế quốc gia Mỹ.

Trong giai đoạn thử nghiệm thứ nhất, các tình nguyện viên tham gia được sử dụng 2 liều vắc-xin. Ngày thứ 43, nồng độ kháng thể của họ đã đạt ngưỡng ngang bằng hay thậm chí là cao hơn của những người phục hồi sau COVID-19.

Theo Mordena, hiện dữ liệu kháng thể mới chỉ được ghi nhận từ 8 trong tổng số 45 người tham gia thử nghiệm giai đoạn 1. Những người này ở độ tuổi từ 18-55. Sau những tín hiệu khả quan ban đầu, Mordena đã được phép tiến hành giai đoạn thử nghiệm thứ 2 và dự kiến sẽ bước vào giai đoạn 3 trong tháng 7/2020.

Tuy nhiên, hiện dự án phát triển vắc-xin COVID-19 của công ty dược phẩm có trụ sở ở Boston (Mỹ) này vẫn còn nhiều điều cần làm rõ. Trong đó có việc một số tình nguyện viên đã xuất hiện các triệu chứng như sốt hoặc đau đầu sau khi sử dụng vắc-xin. Ngoài ra, ý tưởng làm gia tăng nồng độ kháng thể giúp phòng ngừa COVID-19 vẫn chưa được chứng minh đầy đủ trong các thử nghiệm lâm sàng.

Hiện phát triển vắc-xin chống COVID-19 đang trở thành ưu tiên hàng đầu của nhiều nước trên thế giới và diễn ra với một tốc độ nhanh chóng chưa từng có trong lịch sử y học thế giới. Tuy nhiên "sự gấp rút” này cũng là điều dễ hiểu trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 đã lan ra khắp mọi ngõ ngách trên thế giới và tác động nghiêm trọng tới mọi mặt đời sống con người.

Theo số liệu trên trang thống kê trực tuyến worldometers.info, trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 2.739 ca nhiễm COVID-19, với 165 ca tử vong vì dịch bệnh, nâng tổng các con số ghi nhận tới thời điểm hiện tại lần lượt là 4.890.863 và 320.130 trường hợp. Trong đó, số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 1.797.528; Bắc Mỹ là 1.713.534; châu Á là 818.957; Nam Mỹ là 461.372, châu Phi là 90.080 và châu Đại dương là 8.671 trường hợp.

Với lần lượt 1.550.294; 290.678 và 278.188 ca nhiễm COVID-19 ghi nhận được vào thời điểm hiện tại, Mỹ, Nga và Tây Ban Nha là 3 nước đứng đầu bảng thống kê của worldometers.info về tình hình dịch bệnh trên thế giới.

Tính đến sáng 19/5, thế giới có 1.907.392 người bình phục. Trong tổng số 2.663.341 ca nhiễm COVID-19 đang được điều trị, có 2.618.576 ca ở thể nhẹ (chiếm 98%) và 44.765 ca trong tình trạng nghiêm trọng (chiếm 2% còn lại).

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Surabaya, Indonesia, ngày 11/5/2020.

Ngày 18/5, Indonesia tiếp tục ghi nhận thêm 496 ca mới nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này lên 18.010 người.

Tính tới 6h00 ngày 19/5, Việt Nam có 33 ngày không ghi nhận ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng và cũng không có thêm ca mắc (từ nước ngoài trở về) từ 18h00 ngày 18/5.

Chiều 18-5, tại Hà Nội, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã tiếp nhận 88.000 chiếc khẩu trang với tổng trị giá 1,4 tỷ đồng do Công ty Nestlé Việt Nam trao tặng để phục vụ hoạt động chống dịch Covid-19.

Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne dự thảo nghị quyết kêu gọi điều tra độc lập về Covid-19.

Một dự thảo nghị quyết kêu gọi điều tra độc lập về nguồn gốc và sự lây lan của dịch Covid-19 do Liên minh châu Âu (EU) và Úc thúc đẩy đã nhận được sự ủng hộ từ 116 quốc gia tại Hội đồng Y tế Thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục