Sáng 2/6, Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19, còn 7.256 người cách ly y tế

  • Cập nhật: Thứ ba, 2/6/2020 | 11:24:47 AM

Tính đến 6 giờ ngày 2/6, Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19 trong 12 giờ qua; đã 47 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tổng số ca mắc vẫn là 328, còn 7.256 người đang cách ly y tế phòng dịch.

Công dân Việt Nam xuất trình giấy tờ để vào làm thủ tục xuất cảnh tại sân bay quốc tế Sydney, ngày 1/6/2020.
Công dân Việt Nam xuất trình giấy tờ để vào làm thủ tục xuất cảnh tại sân bay quốc tế Sydney, ngày 1/6/2020.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) hiện là 7.256 trường hợp, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện 23; cách ly tập trung tại cơ sở khác 6.301; cách ly tại nhà, nơi lưu trú 932 trường hợp.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trong ca mắc COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 là 7 ca; số ca âm tính lần 2 trở lên với virus SARS-CoV-2 là 10 ca.

Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Việt Nam vừa phát hiện một trường hợp nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 trở về từ Trung Quốc qua đường mòn, lối mở và đã đi đến nhiều nơi.

Tối 28/5, trường hợp này đã đi theo đường mòn, lối mở từ Trung Quốc vào tỉnh Cao Bằng, sau đó đến Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Khi đến TP. Hồ Chí Minh, trường hợp này được phát hiện có biểu hiện sốt và được cách ly ngay để phòng dịch COVID-19.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Y tế đã chỉ đạo Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh triển khai các hoạt động phòng chống dịch tại thành phố và thông báo cho các đơn vị địa phương liên quan để triển khai các biện pháp phòng chống dịch.

Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã có văn bản khẩn số 2982/CV-BCĐ gửi Bộ Quốc phòng và UBND tỉnh Cao Bằng về việc tăng cường kiểm soát việc nhập cảnh trái phép qua đường mòn, lối mở. 

Theo đó, Ban Chỉ đạo Quốc gia đề nghị Bộ Quốc phòng, UBND tỉnh Cao Bằng chỉ đạo thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia trong việc phòng chống dịch tại khu vực. Đồng thời, tăng cường kiểm soát chặt chẽ các đường mòn, lối mở tại khu vực biên giới, không để các trường hợp nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Nếu cá nhân, đơn vị nào để xảy ra trường hợp nhập cảnh trái phép thì cá nhân, đơn vị đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Bên cạnh đó, địa phương phải tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân phát hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép trong cộng đồng báo ngay cho chính quyền cơ sở để tổ chức cách ly, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

(Theo Tin tức)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Ngày 17/4, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Các bác sĩ đang thực hiện ca lấy đa tạng từ người cho chết não tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí.

Thủ tướng Chính phủ có thư khen gửi tới cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế của các bệnh viện, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia sau thành công ca điều phối, ghép tạng từ người cho chết não cứu sống 7 người vừa qua.

WHO cảnh báo các hãng dược phẩm về 5 lô cồn có vị ngọt propylene glycol - một thành phần được sử dụng để bào chế siro y tế bị nhiễm hóa chất độc hại EG, đã bị dán nhãn giả mạo.

Đại diện chương trình ITLS của Hoa Kỳ trao chứng nhận cho Trung tâm ITLS của Việt Nam và kỷ niệm chương tặng các cá nhân tiêu biểu.

Việc ra mắt Trung tâm góp phần nâng tầm vị thế quốc tế của Việt Nam trong công tác huấn luyện cấp cứu chấn thương đạt chuẩn quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục