Ấn Độ: Khởi động chiến dịch tiêm phòng COVID-19 lớn nhất thế giới

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/1/2021 | 7:51:13 AM

Theo kế hoạch, Ấn Độ sẽ tiêm vaccine cho khoảng 300 triệu người trong tổng số 1,3 tỷ dân tại nước này vào cuối tháng 6 tới, một con số tương đương với toàn bộ dân số Mỹ.

Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong chương trình tập huấn tiêm chủng tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 2/1/2021.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong chương trình tập huấn tiêm chủng tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 2/1/2021.

Theo TTXVN, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 16/1 tuyên bố khởi động chiến dịch tiêm vaccine phòng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 quy mô lớn nhất thế giới bằng 2 loại vaccine đầu tiên sản xuất tại quốc gia này.

Chiến dịch được phát động trong bối cảnh quốc này đứng thứ hai thế giới về số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19.

Chính phủ Ấn Độ cho biết chương trình được bắt đầu tại 3.006 địa điểm và kết nối trực tuyến trong ngày phát động. Mỗi điểm có năng lực tiêm vaccine cho 100 người/ngày.

Một tuyên bố của Chính phủ Ấn Độ khẳng định: "Chương trình dựa trên nguyên tắc tiêm chủng cho các nhóm ưu tiên. Các nhân viên y tế của cả chính phủ và khu vực tư nhân sẽ được tiêm vaccine trong giai đoạn này”.

Chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 tại Ấn Độ sẽ dựa vào Co-WIN, một nền tảng kỹ thuật số trực tuyến do Bộ Y tế nước này phát triển để cung cấp thông tin thời gian thực về nguồn vaccine, nhiệt độ bảo quản và theo dõi những người được tiêm.

Trong thời gian tới, số lượng các địa điểm tiêm chủng sẽ tăng lên đến 5.000 và nhiều hơn trong các giai đoạn sau. Các lô vaccine đã được phân bổ cho các bang dựa trên dữ liệu về nhân viên y tế của từng bang. 

Cơ quan Quản lý dược phẩm của Ấn Độ đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine Covaxin của Bharat Biotech (Ấn Độ) cũng như vaccine Covishield của Oxford/AstraZeneca (Anh). Hiện các lô Covishield và Covaxin đã được chuyển đến 12 thành phố để phục vụ đợt tiêm chủng đầu tiên.

Dự kiến, Ấn Độ sẽ ưu tiên các mũi tiêm cho 30 triệu nhân viên y tế và những nhân viên ở tuyến đầu chống dịch như nhân viên vệ sinh và an ninh. Sau đó là 270 triệu người trên 50 tuổi và những người có nguy cơ nhiễm cao do các bệnh lý nền từ trước. Theo Thủ tướng Modi, các chính trị gia không phải là những nhân viên tuyến đầu, do đó ông đã không tiêm vaccine ngay lập tức.

Theo kế hoạch, Ấn Độ sẽ tiêm vaccine cho khoảng 300 triệu người trong tổng số 1,3 tỷ dân tại nước này vào cuối tháng 6 tới, một con số tương đương với toàn bộ dân số Mỹ.

Các quan chức cho biết chi phí tiêm chủng cho các nhân viên y tế và nhân viên tuyến đầu sẽ do chính quyền trung ương chi trả.

Theo quy định về cấp phép sử dụng khẩn cấp, các vaccine ngừa COVID-19 nêu trên chỉ dành cho những người trên 18 tuổi. Hai mũi tiêm phải cách nhau ít nhất 14 ngày. Mũi thứ hai phải sử dụng cùng loại vaccine với mũi đầu tiên.
(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Phun hóa chất diệt muỗi để phòng chống sốt xuất huyết tại Hà Nội.

Các chuyên gia nhận định rằng sốt xuất huyết không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ mà năm nào cũng có số ca mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư.

Giọt máu khô giúp người bệnh có thể phát hiện sớm một số loại bệnh ung thư.

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát minh ra một công cụ xét nghiệm chỉ với chưa đầy 0,05 mm máu khô có thể giúp chẩn đoán ba trong số những bệnh ung thư nguy hiểm nhất đối với con người.

Nhân viên y tế kiểm tra một con rái cá chết ở bãi biển Chepeconde, Peru xem có phải do cúm gia cầm hay không

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24-4 kêu gọi tăng cường các mạng lưới phát hiện toàn cầu đối với vi rút cúm gia cầm H5N1, hiện đã lây nhiễm ở một số lượng lớn các loài động vật.

Cán bộ Trạm Y tế xã Đại Đồng, huyện Yên Bình kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân tại nhà.

UBND tỉnh Yên Bái vừa có Kế hoạch số 92 về xây dựng xã, phường đạt Tiêu chí quốc gia về y tế trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục