Ông Hun Sen là người Campuchia đầu tiên tiêm vắc xin Covid-19 Trung Quốc

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/1/2021 | 9:31:32 AM

Thủ tướng Hun Sen cho biết ông sẽ là người đầu tiên tại Campuchia tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của Trung Quốc.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen
Thủ tướng Campuchia Hun Sen

Thủ tướng Hun Sen ngày 17/1 thông báo ông sẽ là người đầu tiên tại Campuchia tiêm vắc xin ngừa Covid-19 do Trung Quốc sản xuất nhằm tăng thêm sự tin tưởng cho người dân Campuchia về vắc xin này.

Trước đó, Thủ tướng Hun Sen ngày 15/1 xác nhận Trung Quốc hứa sẽ tặng Campuchia 1 triệu liều vắc xin Covid-19 do tập đoàn Sinovac sản xuất. Ông Hun Sen cũng gửi lời cảm ơn "người bạn" Trung Quốc vì sự hào phóng của họ.

Tháng 12 năm ngoái, Thủ tướng Hun Sen cho biết ông chỉ tin tưởng và chấp nhận các vắc xin đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê chuẩn.

Vắc xin Covid-19 CoronaVac của Sinovac đang gây tranh cãi khi kết quả thử nghiệm tại Brazil cho thấy vắc xin này chỉ đạt hiệu quả khoảng 50%, thấp hơn nhiều so với các vắc xin của phương Tây như Moderna, Pfizer-BionTech và Oxford-AstraZeneca. Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro từ lâu đã hoài nghi về hiệu quả của vắc xin CoronaVac.

Trung Quốc đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho 2 vắc xin ngừa Covid-19 của Sinopharm và một vắc xin của Sinovac Biotech. Vắc xin thứ 4 của CanSino Biologics được phê chuẩn sử dụng cho quân đội. Đến nay, Trung Quốc đã tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho hàng triệu người thuộc nhóm nguy cơ cao và dự kiến tiêm chủng cho 50 triệu người trước kỳ nghỉ Tết.

Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hồi tháng 12 năm ngoái đã khẳng định, Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến độ an toàn và hiệu quả của vắc xin. Đến nay, ít nhất hàng chục nghìn người đã tiêm vắc xin của Sinovac theo chương trình tiêm chủng khẩn cấp do Trung Quốc đưa ra hồi tháng 7 dành cho nhóm người thuộc nhóm nguy cơ cao.
(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Giọt máu khô giúp người bệnh có thể phát hiện sớm một số loại bệnh ung thư.

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát minh ra một công cụ xét nghiệm chỉ với chưa đầy 0,05 mm máu khô có thể giúp chẩn đoán ba trong số những bệnh ung thư nguy hiểm nhất đối với con người.

Nhân viên y tế kiểm tra một con rái cá chết ở bãi biển Chepeconde, Peru xem có phải do cúm gia cầm hay không

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24-4 kêu gọi tăng cường các mạng lưới phát hiện toàn cầu đối với vi rút cúm gia cầm H5N1, hiện đã lây nhiễm ở một số lượng lớn các loài động vật.

Cán bộ Trạm Y tế xã Đại Đồng, huyện Yên Bình kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân tại nhà.

UBND tỉnh Yên Bái vừa có Kế hoạch số 92 về xây dựng xã, phường đạt Tiêu chí quốc gia về y tế trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Ảnh minh họa về u não.

3 loại hợp chất - axit hydroxamic 2-aryl-2-(3-indolyl), theo các nhà nghiên cứu, có “khả năng đặc biệt biến đổi tế bào ung thư trong mô khỏe mạnh của con người”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục