Hôm nay (21/1) công bố thử nghiệm vaccine phòng COVID-19 thứ 2 của Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/1/2021 | 7:57:53 AM

Hôm nay (21/1), tại Đại học Y Hà Nội sẽ diễn ra Lễ khởi động thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vaccine Covivac phòng bệnh COVID-19.

Đây là vaccine "make in Vietnam” thứ 2 được đưa vào thử nghiệm lâm sàng trên người. Vaccine Covivac do Viện Vaccine và sinh phẩm y tế (IVAC) sản xuất. Vaccine này được đánh giá rất khả quan, vì vậy nhà sản xuất và Bộ Y tế đã đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm trên người sớm hơn gần 2 tháng so với dự kiến ban đầu.

Vaccine Covivac đã được thử nghiệm trên động vật như chuột đất vàng, chuột nhắt, thỏ... Kết quả cho thấy, vaccine được đánh giá có tính an toàn, có khả năng miễn dịch hiệu lực bảo vệ trên động vật. Vì vậy, IVAC đã trình Bộ Y tế thử nghiệm vaccine Covivac trên người vào cuối tháng 1 năm nay. Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có 2 nhà sản xuất vaccine phòng COVID-19 thử nghiệm vaccine trên người.

Vaccine Covivac bắt đầu được thực hiện nghiên cứu từ tháng 5/2020. IVAC phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (NIHE), Đại học Y Hà Nội để thử nghiệm lâm sàng vaccine. Vaccine này dự kiến sẽ có 4 liều tiêm là 1 mcg, 3 mcg, 10 mcg và 1 mcg có tá chất. Mỗi đối tượng tiêm 2 mũi cách nhau 28 ngày. Quá trình này, IVAC cùng các đơn vị của Bộ Y tế sẽ theo dõi sát sao tình hình của tình nguyện viên.

Dự kiến, tình nguyện viên tham gia thử nghiệm giai đoạn 1, lứa tuổi sẽ từ 18 đến 59, khỏe mạnh, không mắc bệnh nền và được sàng lọc kỹ, cùng những tiêu chí đặc thù khác. Giai đoạn 1 tiêm lâm sàng Vaccine này dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 6/2020.

Được biết, IVAC sử dụng công nghệ nuôi cấy trên trứng gà có phôi để thực hiện quy trình sản xuất vaccine Covivac tương tự vaccine cúm A/H5N1 đã được thiết lập với công suất 3 triệu liều/năm.

(Theo VTV)

Các tin khác
Phun hóa chất diệt muỗi để phòng chống sốt xuất huyết tại Hà Nội.

Các chuyên gia nhận định rằng sốt xuất huyết không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ mà năm nào cũng có số ca mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư.

Giọt máu khô giúp người bệnh có thể phát hiện sớm một số loại bệnh ung thư.

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát minh ra một công cụ xét nghiệm chỉ với chưa đầy 0,05 mm máu khô có thể giúp chẩn đoán ba trong số những bệnh ung thư nguy hiểm nhất đối với con người.

Nhân viên y tế kiểm tra một con rái cá chết ở bãi biển Chepeconde, Peru xem có phải do cúm gia cầm hay không

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24-4 kêu gọi tăng cường các mạng lưới phát hiện toàn cầu đối với vi rút cúm gia cầm H5N1, hiện đã lây nhiễm ở một số lượng lớn các loài động vật.

Cán bộ Trạm Y tế xã Đại Đồng, huyện Yên Bình kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân tại nhà.

UBND tỉnh Yên Bái vừa có Kế hoạch số 92 về xây dựng xã, phường đạt Tiêu chí quốc gia về y tế trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục