Hình ảnh đầu tiên về biến thể SARS-CoV-2 nguy hiểm ở Anh

  • Cập nhật: Thứ ba, 26/1/2021 | 10:00:59 AM

Các nhà khoa học của Nga đã ghi được hình ảnh dưới kính hiển vi đầu tiên của biến thể vi rút SARS-CoV-2 đang gây lo ngại trên thế giới sau khi được phát hiện ở Anh.

Hình ảnh dưới kính hiển vi của biến thể SARS-CoV-2 phát hiện ở Anh.
Hình ảnh dưới kính hiển vi của biến thể SARS-CoV-2 phát hiện ở Anh.

Theo hãng tin Metro của Anh, các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu công nghệ sinh học và vi rút học Rospotrebnadzor ở Siberia, thuộc Liên bang Nga, đã chụp được hình ảnh dưới kính hiển vi của biến thể vi rút SARS-CoV-2 vốn được phát hiện ở Anh hồi cuối năm ngoái. Hình ảnh được phóng đại khoảng 100.000 lần cho thấy hạt vi rút có đường kính khoảng 140 nanomet.

Thông cáo của Rospotrebnadzor cho biết, hình ảnh được ghi lại trong quá trình các nhà khoa học nghiên cứu, phân tích biến thể vi rút SARS-CoV-2 lấy từ một bệnh nhân mắc bệnh vào tháng 12/2020.

"Các đột biến đặc trưng của biến thể SARS-CoV-2 ở Anh không ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin EpiVacCorona (vắc xin thứ hai do Nga đăng ký) do vắc xin này chứa kháng nguyên không bị tác động bởi biến thể của vi rút", cơ quan này cho biết thêm.

Rospotrebnadzor là cơ quan đầu tiên tuyên bố chụp được hình ảnh của biến thể SARS-CoV-2 từ Anh. Biến thể này được phát hiện ở Anh hồi tháng 12/2020. Giới chức Anh nhận định, nó có tốc độ lây lan nhanh hơn 70% so với chủng cũ và có thể dễ gây tử vong hơn.

"Chúng tôi đã được thông báo rằng ngoài việc lây lan nhanh hơn, giờ đây còn có một số bằng chứng cho thấy biến thể mới có thể liên quan đến tỉ lệ tử vong cao hơn", Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết ngày 22/1. Mặt khác cũng nói rằng, hai loại vắc xin mà Anh đang sử dụng cho chương trình tiêm chủng vẫn có hiệu quả với biến thể này. Mặc dù vậy, ông Patrick Vallance, một cố vấn khoa học của chính phủ Anh, cho rằng chưa có đủ bằng chứng để kết luận biến thể trên có độc lực cao hơn so với các chủng cũ.

(Theo Người đưa tin)

Các tin khác
Nhân viên y tế được tiêm vaccine phòng COVID-19 tại bệnh viện ở Bangalore, Ấn Độ, ngày 16/1/2021.

Chỉ trong 24h qua, toàn cầu phát hiện thêm hơn 350 nghìn ca mắc mới và hơn 7,5 nghìn ca tử vong vì COVID-19.

Nhân viên y tế làm việc tại khu vực phong tỏa tại quận Jordan ngày 23/1.

Ngày 25/1, chính quyền đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) đã dỡ bỏ lệnh phong tỏa áp dụng đối với khu vực đông dân cư tại quận Jordan sau khi xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho khoảng 7.000 cư dân tại đây và phát hiện 13 ca nhiễm.

Vaccine của Pfizer là vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên được cấp phép sử dụng tại Australia.

Sáng 25/1, Australia đã cấp phép cho vaccine ngừa Covid-19 của hãng dược phẩm Pfizer mở đường cho chương trình tiêm chủng toàn quốc bắt đầu từ tháng tới.

Pháp vẫn chưa kiểm soát được dịch Covid-19

Nước Pháp rất có thể phải phong tỏa lần thứ 3, do biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ Anh hay Nam Phi đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình dịch bệnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục