Hà Nội đóng cửa quán game, internet từ 0h ngày 2/2 để phòng COVID-19

  • Cập nhật: Thứ hai, 1/2/2021 | 8:24:03 PM

Theo lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, nếu không sớm phát hiện được hết các trường hợp F0, để lọt một trường hợp thì từ nay đến 7/2 có thể sẽ có tới hàng trăm F0 ngoài cộng đồng.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng tại một cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng tại một cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng khẳng định Thủ đô đã kịp thời yêu cầu các đơn vị thực hiện các mức độ cao hơn để phòng chống dịch bệnh như đóng cửa bar, karaoke, vũ trường, các nhà hàng phải có vách ngăn…

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh do thành phố tổ chức chiều 1/2, ông Dũng chỉ đạo từ 0h 2/2, các quán game, internet đóng cửa để phòng dịch bệnh.

Nguy cơ lây nhiễm diện rộng nếu để lọt một ca F0

Báo cáo tại phiên họp, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết đến nay trên địa bàn thành phố đã ghi nhân 19 ca dương tính với COVID-19; trong đó 1 ca liên quan đến ổ dịch ở Quảng Ninh, 18 ca còn lại liên quan đến Hải Dương. Đáng chú ý, trong số 19 ca này số F1 là hơn 412, 2.008 ca F2, con số này sẽ tiếp tục thay đổi.

"Theo tính toán của cơ quan chuyên môn Bộ Y tế, nếu chúng ta không sớm phát hiện được hết các trường hợp F0, nếu để lọt một trường hợp thì từ nay đến 7/2 có thể sẽ có tới hàng trăm F0 ngoài cộng đồng,” ông Hạnh cảnh báo.

Dẫn chứng việc trước đây, ở Đà Nẵng 75.000-80.000 mẫu chỉ có 2-3 trường hợp dương tính, nhưng Hà Nội hiện nay khoảng 14.000 mẫu đã có 5 trường hợp dương tính, ông Hạnh cho biết, rất nhiều trường hợp F1 lây trong ôtô qua đường không khí đã trở thành F0, điển hình như trường hợp 2 mẹ con ở Nam Từ Liêm có con học tại trường Đại học FPT, hay trường hợp bệnh nhân Minh lây cho 8 người khác.

Từ đó, ông Hạnh khẳng định, dịch bệnh COVID-19 lần này lây nhiễm lần này rất nhanh, hoàn toàn khác trước và rất nghiêm trọng; diễn biến đi lại của các bệnh nhân rất phức tạp khi sắp Tết… Cùng với đó, ông Hạnh đề xuất nâng cao thêm 1 mức công tác phòng, chống dịch.

Lãnh đạo Sở Y tế cũng lưu ý các đơn vị phải trực tiếp quan tâm công tác truy vết bởi đây là việc hết sức quan trọng vì truy vết càng nhanh thì sẽ bắt được F0 như vậy sẽ không lây nhưng nếu chậm sẽ rất khó khăn. Theo ông Hạnh, các quận, huyện cần tăng cường truy vết, đồng thời đi từng ngõ gõ từng nhà rà soát hết lại các trường hợp đi vê từ Hải Dương, Quảng Ninh và phải được lấy mẫu xét nghiệm và cách ly một cách nghiêm túc.

Tại phiên họp, các quận huyện đã báo cáo chi tiết và các trường hợp ca bệnh mới cũng như các trường hợp liên quan. Các đơn vị đều huy động tối đa lực lượng để trắng đêm truy vết, lấy mẫu xét nghiệm dù có trường hợp mới chuyển về địa phương như ở quận Cầu Giấy và có liên quan đến nhiều trường học trên địa bàn.

Với tất cả các trường hợp F1, F2 xuất hiện trên địa bàn, các quận huyện đều đã lấy mẫu và chuyển đi cách ly theo quy định. Đa số có kết quả âm tính lần 1.

Truy vết tới F3 để chủ động trước mọi tình huống

Về việc thông tin các ca mắc mới còn chậm, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền nhận lỗi và cho biết, số người đi về từ vùng dịch hiện xác định là khoảng 15.000 người, song mới xét nghiệm được 10.000, do vậy ngành y tế đang yêu cầu bóc tách trả lời nhanh hơn.

"Phó Thủ tướng chiều nay có xuống thăm động viên cán bộ CDC Hà Nội và yêu cầu chậm nhất 17h ngày 2/2 phải báo cáo đầy đủ. Chúng tôi đã phân công và đơn vị nào khó khăn phải báo cáo ngay để hỗ trợ và 6h sáng mai phải chuyển mẫu xong,” ông Hiền cho biết.

Trước các câu hỏi của quận huyện về việc thẩm quyền ký ban hành lệnh cách ly hay việc thanh toán vận chuyển rác thải liên quan khu cách ly… Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Chử Xuân Dũng yêu cầu các đơn vị phải nhanh chóng trả lời sớm nhất, không để địa phương bối rối trong bối cảnh chống dịch phải nhanh hơn lúc nào hết.

Nhắc lại trường hợp bệnh nhân COVID-19 có con học Trường tiểu học Xuân Phương và thành phố phải quyết định ngay trong đêm thành lập khu cách ly tập trung ngay ở trường khi gia đình mong muốn đưa vào khu cách ly tập trung để đảm bảo an toàn, ông Chử Xuân Dũng cho biết đã xem xét kỹ và quyết định cách ly ngay tại trường để đảm bảo nhân văn đồng thời thông tin "Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ghi nhận Hà Nội đã vận dụng có cách làm phù hợp thực tế.”

Cũng theo ông Dũng, tình hình lây lan dịch bệnh nhanh trong cộng đồng đã rõ bởi chủng virus mới có tỷ lệ lây lan trong tiếp xúc rất cao; thời gian tiếp xúc đến phát bệnh ngắn; trong cộng đồng có khả năng còn mầm bệnh.

Trước tình hình thực đó, thành phố đã kịp thời yêu cầu các mức độ cao hơn để phòng chống dịch bệnh như đóng cửa bar, karaoke, vũ trường, các nhà hàng phải có vách ngăn… cũng như đóng cửa các quán internet.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu các đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm  việc cách ly tập trung với các trường hợp tiếp xúc, tập trung truy vết đến tận F3 để chủ động trước mọi tình huống; tăng cường năng lực xét nghiệm, phải thông tin sớm cho các trường hợp F1 âm tính. Tránh tình trạng lo lắng, thấp thỏm.

"Thành phố đang xem xét và sẽ ra văn bản về việc đảm bảo an toàn phòng chống dịch tại các cơ quan, đơn vị với các tiêu chí cụ thể nhất.Trong hôm nay sẽ xin ý kiến các sở ngành và ban hành sớm nhất…,” Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội nói.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Cán bộ y tế huyện Văn Yên kiểm soát, phân luồng người đến khám bệnh tại Trung tâm Y tế huyện. (Ảnh: minh họa)

Trong ngày, tỉnh Yên Bái ghi nhận thêm 1 trường hợp F1, là nữ, sinh năm 1982, ở huyện Văn Chấn làm phục vụ tại quán Bún lòng Út Na, cầu Nam Hồng, Đông Anh, Hà Nội, tiếp xúc gần với bệnh nhân tại Hà Nội là công nhân Nhà máy Z153.

Các lực lượng liên ngành làm việc tại chốt kiểm soát dịch xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam, Bắc Giang. (Nguồn: Bộ Y tế)

Chiều tối nay 1-2, Bộ Y tế cho biết lại có thêm 31 ca mắc COVID-19 mới, trong đó 30 ca là lây nhiễm cộng đồng. Hôm nay thêm tỉnh Bắc Giang xuất hiện ca bệnh, nâng tổng số địa phương có dịch trong đợt này lên 10 tỉnh, thành.

Theo Bộ Y tế, chiều 1/2, Việt Nam có thêm 30 ca COVID-19 cộng đồng, trong đó Hải Dương (17 ca), Quảng Ninh (5 ca), Hà Nội (4 ca), Gia Lai (2 ca), Bắc Giang (1 ca) và Bình Dương (1 ca).

Thời gian thực hiện phương án phân luồng tạm được triển khai cho đến khi có công bố hết dịch COVID-19 của cấp có thẩm quyền. (Ảnh minh họa)

Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản bản yêu cầu các Cục Quản lý đường bộ, Sở GTVT các địa phương lên phương án phân luồng, tổ chức giao thông tạm thời trên các quốc lộ qua địa bàn phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục