Chiều 18/2, có 18 ca mắc COVID-19 đều ghi nhận tại Hải Dương

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/2/2021 | 7:07:10 PM

Bản tin 18h ngày 18/2 - tức chiều mùng 7 Tết của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 18 ca mắc mới COVID-19 tại Hải Dương. Trong ngày có 25 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Số ca mắc ở Việt Nam:

- Tính đến 18h ngày 18/02: Việt Nam có tổng cộng 1448 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 755 ca.

- Tính từ 6h đến 18h ngày 18/02: 18 ca mắc mới, trong đó có 0 ca nhập cảnh được cách ly ngay.

 Thông tin ca mắc mới: 18 ca mắc mới (BN2330-2347) ghi nhận trong nước tại Hải Dương. Cụ thể:

CA BỆNH 2330-2347 (BN2330-2347): trong đó 15 ca là F1, được cách ly trước đó; 01 ca trong khu vực phong toả; 01 ca phát hiện qua giám sát ho, sốt trong cộng đồng; 01 ca phát hiện qua giám sát, khám sàng lọc tại Trung tâm Y tế. Công tác điều tra dịch tễ đang được tiếp tục. 

Hiện có 02 bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Chí Linh; 01 bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Hải Dương và 15 bệnh nhân đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 2 Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.

 Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 144.071, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 577

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 14.325

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 129.169.

Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19:

- 25 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh: BN1656-BN1556-BN1879-BN1576-BN1738-BN1849-BN1566-BN1655-BN1874-BN1735-BN2092-BN2093- BN1660-BN1542- BN1739-BN1610-BN1736- BN1538- BN1806-BN1807-BN1808-BN1810-BN1811-BN1812-BN1813

Như vậy, đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 1.605 bệnh nhân COVID-19. 

Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 69 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 39 ca, số ca âm tính lần 3 là 55 ca.

Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước, hiện BN1536 đang điều trị tại BV Phổi Đà Nặng là bệnh nhân nặng nhất. BN1536 tuổi cao, có tiền sử tăng huyết áp và đái tháo đường nhiều năm nay. 

Liên quan đến công tác điều trị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong thời gian qua, Bộ Y tế tiếp tục tăng nhân lực hỗ trợ, chỉ đạo các địa phương, cơ sở y tế thực hiện tốt công tác điều trị cho người mắc bệnh.

Về công tác điều trị, hiện các cơ sở điều trị vẫn tiếp tục thực hiện tốt. Các y bác sĩ luôn nỗ lực, cố gắng để điều trị cho bệnh nhân một cách tốt nhất.

Liên quan đến công tác phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế cho biết, Bộ đã và đang tích cực làm việc với các đối tác thực hiện nhập khẩu vắc xin để sớm đưa vắc xin phòng bệnh COVID-19 về Việt Nam phục vụ người dân. Đồng thời với đó là đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất vắc xin trong nước. Xã hội hóa và huy động các nguồn lực để phục vụ việc cung cấp vắc xin vắc xin phòng bệnh COVID-19 một cách nhanh nhất, rộng nhất.

Theo văn bản số 1215/ QLD-KD về việc nhập khẩu thuốc chưa có giấy Đăng ký lưu hành để dáp ứng nhu cầu cấp bách cho phòng chống dịch COVID-19 vừa được ông Lê Việt Dũng, Phó cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) ký ban hành hôm qua, Cục Quản lý dược đã chấp thuận cho Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam nhập khẩu vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca, số lượng 204.000 liều.

Tên vắc xin: COVID-19 Vaccine AstraZeneca. Nhà sản xuất:  SK Bioscience Co Limited-Hàn Quốc

Theo quyết định này, vắc xin được nhập khẩu để sử dụng cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch, phải đáp ứng các điều kiện đi kèm trong văn bản chấp thuận phê duyệt vắc xin ngày 1-2 của bộ trưởng Bộ Y tế.

Văn bản cũng nêu rõ, Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc, chất lượng vắc xin nhập khẩu để đảm bảo việc sử dụng vắc xin đúng mục đích, an toàn, hiệu quả, theo đúng cam kết.

AstraZeneca phải thực hiện đúng các quy đinh hiện hành về xuất nhập khẩu, lưu thông phân phối thuốc và các quy định có liên quan.

Vắc xin AstraZeneca là vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên được phê duyệt nhập khẩu có điều kiện vào Việt Nam. Đây là vắc xin do Công ty dược AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford (Anh) nghiên cứu, phát triển. Hiện vắc xin này đã được cấp phép lưu hành 1 năm hoặc nhập khẩu có điều kiện tại Philippines, Thái Lan, Anh, Việt Nam và một số quốc gia khác.

Dự kiến ngày 28/2, lô vắc xin đầu tiên này sẽ về đến Việt Nam. Cùng đó khoảng 4,88 triệu liều vắc xin của COVAX facility cũng dự kiến sẽ về đến Việt Nam. Như vậy, chúng ta có khoảng hơn 5 triệu liều để tiêm mũi thứ nhất cho hơn 5 triệu người.

(Theo Suckhoedoisong.vn)

Các tin khác
Bác sĩ phẫu thuật lấy các sợi chỉ bị nhiễm khuẩn cho bệnh nhân.

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Ngày 16/5, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Mỹ đã phê duyệt nhanh thuốc Tarlatamab của công ty dược phẩm Amgen, một liệu pháp miễn dịch điều trị cho những người trưởng thành mắc ung thư phổi tế bào nhỏ ở giai đoạn cuối dù bệnh nhân đã thực hiện hóa trị trước đó.

Người dân tiêm vaccine tại Trung tâm tiêm chủng VNVC.

Ngày 15/5, Bộ Y tế ký quyết định cấp phép, gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 40 loại vaccine, sinh phẩm; trong đó có 3 loại vaccine mới là vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết, phòng bệnh zona thần kinh và vaccine phòng 23 tuýp phế cầu thế hệ mới.

Bé Sùng Anh Dũng, 5 tháng tuổi ở thôn Khe Ron, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên trước và sau khi phẫu thuật.

Vừa qua, 32 trẻ em tỉnh Yên Bái đã tham gia khám và phẫu thuật nụ cười miễn phí tại Bệnh viện E Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục