Bộ trưởng Bộ Y tế: Dự kiến bắt đầu tiêm vắc-xin Covid-19 cho người dân từ ngày 8-3

  • Cập nhật: Thứ sáu, 5/3/2021 | 1:47:59 PM

Từ ngày 8-3, những liều vắc-xin phòng Covid-19 đầu tiên dự kiến được tiêm cho người dân Việt Nam theo đúng tinh thần Nghị quyết 21 của Chính phủ.

Vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca
Vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca

Sáng 5-3, tại cuộc họp thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, GS-TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế, cho biết dự kiến ngày 8-3 (thứ 2 tuần tới) những liều vắc-xin phòng Covid-19 đầu tiên sẽ được tiêm cho người dân Việt Nam theo đúng tinh thần Nghị quyết 21 của Chính phủ.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, hiện nay khi nhu cầu vắc-xin lớn, nguồn cung của thế giới hạn chế, nhiều nước sẵn sàng mua dưới dạng kỳ vọng, thậm chí có hơn 30 nước đăng ký mua vắc-xin gấp nhiều lần nhu cầu thực tế.

"Việc đảm bảo đủ vắc-xin rất khó khăn, bên cạnh đó đây là những vắc-xin mới phát triển, chưa có nghiên cứu đủ lâu để khẳng định chất lượng, hiệu quả bảo vệ. Vì vậy, quan điểm của Bộ Y tế là bên cạnh việc mua vắc-xin từ nước ngoài, phải tập trung nghiên cứu, sản xuất, chủ động bằng nguồn vắc-xin trong nước"- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nêu rõ.

Trước đó, ngày 24-2, hơn 117.600 liều vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca đã về tới Việt Nam. Hiện, sau những cuộc làm việc với phía nhà sản xuất tại Hàn Quốc, đã có giấy kiểm định chất lượng lô vắc-xin xuất xưởng. Sau đó, Bộ Y tế đã giao một đơn vị kiểm nghiệm lô vắc-xin này. Đến nay đã đảm bảo điều kiện tiêm cho người dân Việt Nam

Theo kế hoạch, ngày 6-3, Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ chủ trì hội nghị triển khai kế hoạch tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19, tập huấn toàn tuyến trên toàn quốc trong vấn đề hướng dẫn tiếp nhận, sử dụng, bảo quản vắc-xin, cũng như xử lý tai biến sau tiêm…

Trước hết, sẽ ưu tiên tiêm vắc-xin Covid-19 cho những người trực tiếp tham gia quá trình điều trị bệnh nhân (tại 18 cơ sở đang điều trị bệnh nhân Covid-19); các vùng dịch (tập trung cho 13 tỉnh có dịch, trong đó tập trung nhất cho Hải Dương… do lượng vắc-xin lần này quá ít so với nhu cầu thực tế). Những người được tiêm chủng sẽ được quản lý, theo dõi bằng hồ sơ sức khỏe điện tử, có chứng nhận điện tử đã được tiêm vắc-xin.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng nhấn mạnh việc tiêm vắc-xin không bảo đảm phòng bệnh 100%. Theo thông tin của nhà sản xuất thì vắc-xin của Pfizer có hiệu quả bảo vệ trên 90%, vắc-xin AstraZeneca là 76% mũi 1, 81% mũi 2.

Ông Nguyễn Đắc Vinh, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, cho rằng không để tâm lý vắc-xin ra là giải quyết được hết các vấn đề mà phải tiếp tục các biện pháp phòng chống dịch.

Về đối tượng tiêm chúng ta đã có lộ trình cụ thể. "Vắc-xin là vấn đề đặc biệt nhạy cảm, Bộ Y tế phải là đầu mối điều phối thống nhất, không thể để tình trạng các địa phương đàm phán trực tiếp với DN mua vắc-xin"- ông Vinh đề nghị.

Ban Chỉ đạo yêu cầu việc triển khai tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 phải bảo đảm nguyên tắc công bằng vắc-xin của Liên Hiệp Quốc, khẩn trương nhưng phải rất chắc chắn, đặc biệt phải thông tin đầy đủ cho người dân, chuẩn bị sẵn sàng xử lý những vấn đề phát sinh thực hiện tiêm chủng.

11 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vắc-xin Covid-19:

- Nhân viên y tế

- Nhân viên tham gia phòng chống dịch (ban chỉ đạo các cấp, nhân viên khu cách ly, phóng viên...)

- Nhân viên ngoại giao, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh

- Lực lượng quân đội

- Lực lượng công an

- Giáo viên

- Người trên 65 tuổi

- Nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch, cung cấp dịch vụ điện, nước...

- Người mắc các bệnh mãn tính

- Người có nhu cầu đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.

- Người tại vùng dịch theo chỉ định dịch tễ.

(Theo NLĐ)

Các tin khác
Phun hóa chất diệt muỗi để phòng chống sốt xuất huyết tại Hà Nội.

Các chuyên gia nhận định rằng sốt xuất huyết không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ mà năm nào cũng có số ca mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư.

Giọt máu khô giúp người bệnh có thể phát hiện sớm một số loại bệnh ung thư.

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát minh ra một công cụ xét nghiệm chỉ với chưa đầy 0,05 mm máu khô có thể giúp chẩn đoán ba trong số những bệnh ung thư nguy hiểm nhất đối với con người.

Nhân viên y tế kiểm tra một con rái cá chết ở bãi biển Chepeconde, Peru xem có phải do cúm gia cầm hay không

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24-4 kêu gọi tăng cường các mạng lưới phát hiện toàn cầu đối với vi rút cúm gia cầm H5N1, hiện đã lây nhiễm ở một số lượng lớn các loài động vật.

Cán bộ Trạm Y tế xã Đại Đồng, huyện Yên Bình kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân tại nhà.

UBND tỉnh Yên Bái vừa có Kế hoạch số 92 về xây dựng xã, phường đạt Tiêu chí quốc gia về y tế trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục