Có mối liên hệ giữa vaccine AstraZeneca và tình trạng cục máu đông sau khi tiêm

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/4/2021 | 7:57:41 AM

Tuyên bố này đi ngược lại với kết luận cách đây 2 tuần cũng của Cơ quan Dược phẩm châu Âu rằng vaccine AstraZeneca là an toàn và hiệu quả.

Có mối liên hệ giữa việc hình thành cục máu đông với vaccine AstraZeneca.
Có mối liên hệ giữa việc hình thành cục máu đông với vaccine AstraZeneca.

Ngày 6/4, ông Marco Cavaleri, phụ trách Chiến lược vaccine của Cơ quan Dược phẩm châu Âu, tuyên bố với báo chí Italy rằng, "việc hình thành cục máu đông ở một số rất ít người sau khi tiêm chủng vaccine AstraZeneca rõ ràng là có liên quan tới vaccine, nhưng chưa ai biết tường tận cơ chế gây ra phản ứng".

Trong những tuần qua, ngay cả sau khi Cơ quan Dược phẩm châu Âu kết luận vaccine COVID-19 của AstraZeneca an toàn và hiệu quả, nhiều nước vẫn nghi ngờ nguyên nhân hình thành cục máu đông ở một số rất ít người vừa tiêm chủng. Nguyên nhân có thể không phải là do thành phần vaccine mà là do cách tiêm, sự khác biệt giữa tiêm ven và tiêm bắp có thể tạo ra các phản ứng khác nhau ở một số người.

Đức, Hà Lan, Pháp, Phần Lan và Thụy Điển đã tạm ngừng sử dụng vaccine AstraZeneca cho người trẻ tuổi. Na Uy và Đan Mạch tuyên bố tạm thời không sử dụng vaccine này cho đến khi mọi việc được sáng tỏ.

Từ chiều 6/4, Cơ quan Dược phẩm châu Âu đã bắt đầu điều tra lại một lần nữa loại vaccine này với hy vọng có thể đưa ra khuyến cáo trong ngày 7/4 hoặc ngày 8/4.
(Theo VTV)

Các tin khác
Hình minh họa.

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

Phun hóa chất diệt muỗi để phòng chống sốt xuất huyết tại Hà Nội.

Các chuyên gia nhận định rằng sốt xuất huyết không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ mà năm nào cũng có số ca mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư.

Giọt máu khô giúp người bệnh có thể phát hiện sớm một số loại bệnh ung thư.

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát minh ra một công cụ xét nghiệm chỉ với chưa đầy 0,05 mm máu khô có thể giúp chẩn đoán ba trong số những bệnh ung thư nguy hiểm nhất đối với con người.

Nhân viên y tế kiểm tra một con rái cá chết ở bãi biển Chepeconde, Peru xem có phải do cúm gia cầm hay không

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24-4 kêu gọi tăng cường các mạng lưới phát hiện toàn cầu đối với vi rút cúm gia cầm H5N1, hiện đã lây nhiễm ở một số lượng lớn các loài động vật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục