Malaysia đóng cửa tất cả lĩnh vực kinh tế và xã hội từ ngày 1/6 và dự kiến áp phong tỏa theo giai đoạn, trong bối cảnh ca nhiễm tăng kỷ lục.
|
Người Malaysia chôn cất một thi thể ở Kuala Lumpur ngày 23/5.
|
"Quyết định được đưa ra sau khi xem xét tình hình lây nhiễm hiện tại ở Malaysia, khi số ca ghi nhận trong một ngày vượt 8.000, số ca đang điều trị vượt 70.000", Văn phòng Thủ tướng Muhyiddin Yassin ngày 28/5 ra thông cáo.
Toàn bộ đất nước sẽ "phong tỏa" giai đoạn một kể từ 1/6 đến 14/6, đóng cửa hoàn toàn tất cả lĩnh vực kinh tế, xã hội, chỉ những cơ sở kinh doanh được coi là thiết yếu mới được phép hoạt động.
Nếu phong tỏa giai đoạn một thành công khiến ca mới hàng ngày giảm xuống, chính phủ sẽ thực hiện phong tỏa giai đoạn hai kéo dài 4 tuần, cho phép mở cửa trở lại một số lĩnh vực kinh tế không đòi hỏi tụ họp số lượng lớn.
"Sau khi giai đoạn hai kết thúc, bước tiếp theo là giai đoạn ba, áp lệnh hạn chế di chuyển tương tự lệnh hiện tại có hiệu lực, theo đó, các hoạt động xã hội bị cấm nhưng gần như tất cả thành phần kinh tế được phép hoạt động với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và khuyến khích làm từ xa.
Quyết định chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn tiếp theo sẽ tùy thuộc vào đánh giá rủi ro của Bộ Y tế, dựa trên số ca hàng ngày và khả năng điều trị bệnh nhân Covid-19 của các bệnh viện.
Malaysia đã thoát được đợt bùng phát nghiêm trọng vào năm ngoái bằng cách thực hiện các biện pháp hạn chế cứng rắn, bao gồm phong tỏa. Nhưng ca nhiễm bắt đầu tăng mạnh vào đầu năm nay, khiến chính phủ dần thắt chặt các hạn chế và áp đặt tình trạng khẩn cấp.
Giới chức cam kết đẩy mạnh triển khai tiêm chủng, chương trình vốn bị chỉ trích là chậm chạp và hỗn loạn, đồng thời cung cấp hỗ trợ tài chính cho những người bị ảnh hưởng bởi lệnh phong tỏa. Malaysia, đất nước 32 triệu người, ghi nhận tổng cộng 549.514 trường hợp và 2.552 ca tử vong.
(Theo VnExpress)
Sáng 29/5, trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp với số người nhiễm bệnh tăng cao trong cộng đồng, nhất là tại các khu công nghiệp và các tỉnh, thành phố lớn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 với tinh thần "chống dịch như chống giặc".
Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu nêu rõ không có quan ngại lớn nào về việc sử dụng vaccine của Pfizer/BionTech cho trẻ trong độ tuổi từ 12-15.
Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước và Việt Nam tiếp cận vaccine thông qua chương trình COVAX và các nước đối tác, trong đó có 80 triệu liều vaccine Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho thế giới trong thời gian tới.
Sẽ không có mức tối thiểu hay mức tối đa cho các khoản đóng góp vào Quỹ vaccine phòng COVID-19.