Thế giới nỗ lực đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19

  • Cập nhật: Thứ tư, 27/10/2021 | 9:28:05 AM

Đến sáng 27/10, thế giới có tổng số 245.246.659 ca nhiễm và 4.977.995 ca tử vong vì dịch COVID-19. Trong một ngày qua, thế giới có thêm 414.192 ca nhiễm và 7.279 ca tử vong mới. Các quốc gia đang nỗ lực đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 nhằm hạn chế số người nhiễm bệnh và tử vong.

Các quốc gia đang nỗ lực đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19.
Các quốc gia đang nỗ lực đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19.

Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 27/10, đã có 222.320.063 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 17.948.601 ca bệnh đang điều trị, có 17.873.483 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,6%) và 75.118 ca (chiếm 0,4%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện hoành hành tại 223 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Trong 24 giờ qua, với thêm 63.199 ca nhiễm mới, Mỹ là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 mới nhất trên thế giới, tiếp theo sau là Anh (40.954 ca) và Nga (36.446 ca). Cùng với đó, Mỹ cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất trong một ngày qua với 1.368 ca, sau đó là Nga (1.106 ca) và Ukraina (734 ca).

Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy với 78.869.477 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 27/10, châu Á tiếp tục là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất thế giới. Trong một ngày qua, châu lục này ghi nhận thêm 100.026 ca nhiễm mới và 1.691 ca đã tử vong do COVID-19. Trong ngày qua, 3 quốc gia có số người nhiễm COVID-19 mới cao nhất tại châu Á là: Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Iran với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 mới được ghi nhận là 29.643; 13.508 và 9.096 ca; và 3 quốc gia có số trường hợp mới tử vong cao nhất là: Ấn Độ (584 ca); Thổ Nhĩ Kỳ (215 ca) và Iran (156 ca).

Trong ngày qua, châu Âu đã ghi nhận thêm 221.328 ca nhiễm và 3.409 ca tử vong mới vì COVID-19, nâng tổng số ca lên mức 63.355.622 ca nhiễm mới và 1.286.532 ca tử vong. Đây là châu lục có số ca nhiễm COVID-19 nhiều thứ hai thế giới. Anh, Nga và Đức có số ca nhiễm mới trong ngày qua nhiều nhất tại châu Âu khi có thêm lần lượt 40.954; 36.446 và 20.955 ca nhiễm COVID-19 mới được ghi nhận. Trong khi đó, Nga là nước có số ca mới tử vong vì COVID-19 trong ngày qua cao nhất khu vực, với 1.106 ca, tiếp sau đó là Ukraina (734 ca) và Romania (511 ca).

Là khu vực có số ca nhiễm nhiều thứ ba thế giới, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ cũng tiếp tục gia tăng, với 55.856.413 ca, trong đó có 1.139.054 ca tử vong và 44.471.126 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, với 63.199 ca nhiễm và 1.368 ca tử vong mới vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực. Tiếp sau là Guatemala với 1.350 ca nhiễm và Mexico với 1.121 ca mới; và Mexico với 150 ca, Guatemala với 49 ca tử vong mới vì COVID-19.

Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 18.036 ca nhiễm và 420 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 38.315.118 ca và 1.168.266 ca tử vong. Trong ngày qua, Brazil là nước có số ca nhiễm nhiều nhất khu vực khi có thêm 13.424 ca nhiễm mới, sau đó là Colombia với 1.428 ca, Argentina với 1.415 ca nhiễm mới. Đồng thời, với 362 ca tử vong được ghi nhận trong một ngày qua, Brazil cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất vì COVID-19; tiếp sau là Colombia với 34 ca và Argentina với 15 ca tử vong mới do COVID-19.

Tính đến sáng 27/10, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 8.549.873 ca, trong đó có 217.821 ca tử vong và 7.886.435 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 2.920.109 ca nhiễm và 88.987 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 331 ca nhiễm mới và 53 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Tunisia, với tổng số lần lượt 944.803 và 712.013 ca nhiễm bệnh cùng 14.636 và 25.213 ca tử vong do COVID-19.

Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 299.435 ca nhiễm (tăng 2.317 ca) và 3.593 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19 (tăng 5 ca). Đứng đầu danh sách thống kê trong khu vực trên trang worldometers.info hiện là Australia với 1.796 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 162.026 ca, trong đó 1.653 ca tử vong (tăng 5 ca).

Sau gần hai năm kể từ khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gọi COVID-19 là đại dịch toàn cầu, thế giới vẫn chưa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này. Virus SARS-CoV-2 liên tục đột biến, tạo ra các biến chủng mới nguy hiểm hơn, dễ lây lan hơn, khiến số ca nhiễm mới vẫn không ngừng gia tăng. Trong bối cảnh đó, các quốc gia đang nỗ lực đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19.

Ngày 26/10, Thứ trưởng Bộ Y tế Italy Pierpaolo Sileri tuyên bố nước này có thể cho phép toàn dân được tiêm mũi vaccine tăng cường phòng COVID-19 từ tháng 1/2022. Ông Sileri nói thêm rằng Chính phủ sẽ ưu tiên tiêm mũi tăng cường cho những người đã tiêm loại vaccine Johnson & Johnson một liều, bởi vì họ sẽ cần mũi tiêm mới sớm hơn những người khác. Ông cũng bày tỏ hy vọng toàn châu Âu có thể nhất trí về nhu cầu tiêm đại trà mũi vaccine tăng cường, trong bối cảnh "sự bùng nổ dịch bệnh ở một số nước châu Âu" và "nguy cơ lây lan các biến thể mới gia tăng". Thứ trưởng Sileri cũng cho biết Italy sẵn sàng tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi ngay sau khi các cơ quan quản lý bật đèn xanh.

Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Argentina Carla Vizzotti thông báo nước này đang chuẩn bị chiến dịch tiêm chủng mũi thứ 3 vaccine phòng COVID-19 cho nhóm người nguy cơ cao. Ngoài vaccine phòng COVID-19 hai liều của công ty Trung Quốc Sinopharm, Argentina cũng sử dụng vaccine Sputnik V của Nga, cũng như vaccine của các hãng Pfizer, AstraZeneca và Moderna trong chiến dịch tiêm chủng.

Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin, ngày 26/10, cũng đưa ra mục tiêu chương trình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi sẽ được tổ chức vào đầu năm 2022 nếu các thử nghiệm lâm sàng được hoàn tất. Bộ trưởng Budi cho biết có 3 nhãn hiệu vaccine phòng COVID-19 đang được tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên trẻ em, cụ thể đó là vaccine do các hãng Sinovac, Sinopharm (Trung Quốc) và Pfizer (Mỹ) sản xuất. Bộ Y tế cùng Cơ quan Giám sát thực phẩm và dược phẩm Indonesia (BPOM) vẫn đang chờ kết quả giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng. Hiện Chính phủ Indonesia đang tiếp tục xem xét kế hoạch sử dụng vaccine COVID-19 cho trẻ em. Nếu BPOM cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp (EUA), việc triển khai tiêm chủng cho trẻ em từ 5-11 tuổi sẽ ngay lập tức được bắt đầu.

Trong khi đó, ngày 26/10, người phụ trách vấn đề sức khỏe du khách của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) - bà Cindy Friedman thông báo Mỹ sẽ bổ sung các loại vaccine phòng COVID-19 nước ngoài, bao gồm vaccine Sputnik V của Nga, vào danh sách các loại vaccine được chấp nhận tại nước này ngay khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp phép.

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Các chuyên gia đã phát hiện nồng độ vi rút cúm gia cầm

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19-4 thông báo đã phát hiện vi rút cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ vi rút này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Ảnh minh họa

Bệnh nhân viêm màng não có tiền sử khỏe mạnh nhưng thường xuyên ăn nem chua, thịt lợn tái.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp

Ngày 19-4, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với Bộ Y tế và một số bộ, ngành, địa phương về "Đề án tổng thể sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế giai đoạn 2023-2030".

Nội soi không được khuyến khích cho đến khi 45 tuổi.

Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục