Ai có nguy cơ bị hậu Covid-19 cao nhất?

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/4/2022 | 2:19:42 PM

Hậu Covid-19 dần trở nên phổ biến, hàng loạt nghiên cứu cho thấy có tới 1/3 người khỏi bệnh, thậm chí hơn, đang phải đối mặt tình trạng này.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Nghiên cứu của nhóm chuyên gia Đại học UCLA cho thấy 30% người từng mắc Covid-19 đã gặp phải các triệu chứng kéo dài sau đó. Tình trạng này còn gọi là di chứng sau cấp tính của Covid-19 (PASC) hay hội chứng Covid-19 kéo dài (Long Covid).

Những người có nguy cơ bị hậu Covid-19 cao nhất là nhóm có tiền sử nhập viện, tiểu đường, chỉ số khối cơ thể (BMI) cao. Đặc biệt, các tác giả khẳng định sắc tộc, tuổi tác, tình trạng kinh tế - xã hội không liên quan hội chứng này mặc dù nó có tác động nguy cơ bị bệnh nặng, tử vong cao hơn ở người mắc Covid-19.

Trong khi đó, Liên minh Vaccine (Gavi) cũng xác định một số yếu tố xác định những người có nguy cơ gặp di chứng hậu Covid-19 cao.

- Giới tính sinh học: Phụ nữ, đặc biệt người ở độ tuổi 40-60, có nhiều nguy cơ phát triển các triệu chứng liên tục như mệt mỏi, khó thở, sương mù não, đau cơ, lo lắng, trầm cảm, sau khi mắc Covid-19 hơn đàn ông.

- Độ tuổi: Hơn 22% người trên 70 tuổi báo cáo về các triệu chứng kéo dài từ 4 tuần trở lên, so với 1/10 những người từ 18 đến 49 tuổi.

Tuy nhiên, nghiên cứu từ Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) của Vương quốc Anh cho thấy di chứng Covid-19 có nhiều khả năng tấn công F0 ở giai đoạn trung niên. Theo nghiên cứu này, 1,3 triệu người dân tại Anh (2% dân số) đã trải qua các triệu chứng hậu Covid-19 vào tháng 12/2021, với tỷ lệ mắc cao nhất là nhóm 35-69 tuổi.

- Bệnh lý từ trước: Tình trạng sức khỏe tâm thần kém từ trước liên quan khả năng gặp di chứng hậu Covid-19. Những người này có nguy cơ mắc cao hơn 50%. Ngoài ra, người mắc bệnh hen suyễn cũng có nguy cơ gặp di chứng cao hơn 32%

- Nhiều triệu chứng ban đầu: Theo dữ liệu từ ứng dụng COVID Symptom Study, những người trải qua hơn 5 triệu chứng trong tuần đầu tiên mắc bệnh có nguy cơ bị di chứng sau đó cao hơn 3,5 lần so với nhóm có ít triệu chứng.

- Tải lượng virus: Theo nghiên cứu trên 309 F0 được công bố trên tạp chí Cell, những người có tải lượng virus trong cơ thể cao dễ phát triển các triệu chứng dai dẳng. Ngoài ra, cơ thể họ kiểm soát nhiễm trùng ban đầu kém hơn nên dễ gặp phải di chứng.

Ngoài ra, những người có tự kháng thể cao, từng nhiễm Epstein-Barr, thay đổi lớn về vi khuẩn đường ruột, chưa được tiêm chủng vaccine cũng dễ gặp di chứng hậu Covid-19.

(Theo Zing)

Các tin khác
Bộ Y tế đang lấy ý kiến và đề xuất bệnh COVID-19 là căn bệnh mới được bổ dung trong nhóm bệnh nghề nghiệp. Ảnh: BYT

Nếu được thông qua, COVID-19 là căn bệnh nghề nghiệp thứ 35 được công nhận. Đến nay đã có hơn 30 quốc gia công nhận COVID-19 là bệnh nghề nghiệp.

Ghi nhận khoảng 80 trường hợp phản ứng nhẹ sau tiêm ở trẻ từ 5- dưới 12 tuổi trong đợt tiêm đầu tiên.

Sau một tuần triển khai tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tại 14 địa phương, đã có 95.000 liều vaccine Moderna được tiêm cho chừng đó em nhỏ.

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến chiều ngày 21/4

Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 21/4 của Bộ Y tế cho biết, có 12.029 ca mắc mới COVID-19, giảm 1.242 ca so với hôm qua. Trong ngày, Đắk Nông bổ sung 18.545 F0. Hôm nay ca tử vong giảm còn 9 trường hợp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh kiểm tra, giám sát công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi tại điểm tiêm Trường TH & THCS Minh Quân, huyện Trấn Yên. Ảnh: Minh Huyền

Ngày 21/4, Yên Bái ghi nhận 487 ca mắc mới, giảm 19 ca so với hôm qua. Trong ngày có 883 bệnh nhân đủ điều kiện khỏi bệnh. Lũy kế 138.420/145.914 bệnh nhân đã khỏi bệnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục