Trẻ dưới 5 tuổi có cần tiêm ngừa COVID-19 hay không?

  • Cập nhật: Chủ nhật, 2/10/2022 | 9:58:33 AM

Một số trạm y tế phường, ban quản lý nhóm cư dân trên địa bàn các đô thị bắt đầu thông báo lấy ý kiến và đăng ký của các gia đình về việc tiêm vaccine COVID-19 cho nhóm trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên một số phụ huynh tỏ ra khá thờ ơ, vì cho rằng con họ đã mắc và triệu chứng khá nhẹ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Vậy có cần thiết tiêm vắc xin phòng Covid cho nhóm trẻ dưới 5 tuổi hay không? Phóng viên VOV Giao thông đối thoại với PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam về vấn đề này. 

PV: Ông cho biết sự cần thiết của việc tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Trẻ bị nhiễm Covid-19 thì có triệu chứng nhẹ hơn người lớn, nhưng cũng có trường hợp chuyển nặng, bị hội chứng MIS-C (hậu COVID), viêm đa phủ tạng. Trẻ nhiễm là nguồn lây cho các đối tượng dễ tổn thương như người già, bệnh nền, người chưa tiêm, lây cho các bạn khác khi đi học.

Bên cạnh đó, trẻ được tiêm vaccine thì nếu nhiễm sẽ bị nhẹ đi, không phải vào bệnh viện, không trở thành nguồn lây. Các bạn cũng biết, việc tiêm vaccine cho trẻ là bình, đặc biệt là vaccine phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Tôi cho rằng, tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ là cần thiết. Vaccine Pfizer đã được Bộ Y tế cấp phép chính thức. Đây là vaccine an toàn và được nhiều nước tiêm cho trẻ em.

PV: Làm thế nào để khắc phục tâm lý e ngại của cộng đồng dẫn đến lãng phí vaccine?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Chúng ta cần hiểu, phản ứng vaccine bao giờ cũng có, nhưng ít. Việc tiêm vaccine vừa rồi cho trẻ dưới 12 tuổi cũng không có những sự cố nào xảy ra. Chúng ta phải phân tích giữa lợi ích với rủi ro.

Có lẽ, các bà mẹ cũng thấy rằng trẻ em mắc sẽ thường bị nhẹ nên cho rằng không cần thiết tiêm. Nhưng tôi đã nói, vẫn cần phải tiêm. Còn một điều nữa, các bà mẹ đang ngại các phản ứng lâu dài về sau, ví dụ như vấn đề sức khỏe khi trường thành sau tiêm. Hiện nay, các nhà sản xuất, Tổ chức Y tế thế giới, các tổ chức dược phẩm châu Âu, Hoa Kỳ đều cho biết không có phản ứng lâu dài với các cháu.

Còn về mặt truyền thông, Thủ tướng đã nói: Thiếu vaccine là do Bộ Y tế, tiêm không đạt được tỉ lệ là do chính quyền. Vì vậy, các ngành, các cấp phải tập trung vào truyền thông để các phụ huynh hiểu biết về lợi ích của việc tiêm.

Hai ngành y tế và giáo dục rất quan trọng, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND các cấp để vận động người dân đưa con em đi tiêm chủng.

PV: Xin cảm ơn ông!

(Theo VOV)

Các tin khác
Hình minh họa.

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

Phun hóa chất diệt muỗi để phòng chống sốt xuất huyết tại Hà Nội.

Các chuyên gia nhận định rằng sốt xuất huyết không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ mà năm nào cũng có số ca mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư.

Giọt máu khô giúp người bệnh có thể phát hiện sớm một số loại bệnh ung thư.

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát minh ra một công cụ xét nghiệm chỉ với chưa đầy 0,05 mm máu khô có thể giúp chẩn đoán ba trong số những bệnh ung thư nguy hiểm nhất đối với con người.

Nhân viên y tế kiểm tra một con rái cá chết ở bãi biển Chepeconde, Peru xem có phải do cúm gia cầm hay không

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24-4 kêu gọi tăng cường các mạng lưới phát hiện toàn cầu đối với vi rút cúm gia cầm H5N1, hiện đã lây nhiễm ở một số lượng lớn các loài động vật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục